Chính sách tài khóa trong lý thuyết

Một phần của tài liệu Giáo trình môn học kinh tế vĩ mô (Trang 34 - 35)

Phần này nghiên cứu một ứng dụng của lý thuyết tổng cầu đã nghiên cứu trên trong việc đưa ra chính sách tài khóa chủ động của chính phủ.

Chính sách tài khóa là việc chính phủ sử dụng thuế khóa và chi tiêu cơng cộng để điều tiết mức chi tiêu chung của nền kinh tế.

Khi nền kinh tế ở quá xa về bên trái hay bên phải mức sản lượng tiềm năng thì là lúc cần có tác động của chính sách tài khóa hoặc tiền tệ để đưa nền kinh tế về mức sản lượng tiềm năng. Cách đề cập của Keynes gợi lên vai trị trung tâm của chính sách tài khóa.

Bây giờ, hãy xem xét về mặt lý thuyết, chính phủ sẽ sử dụng chính sách tài khóa như thế nào?

Giả sử nền kinh tế đang lâm vào tình trạng suy thối và thất nghiệp. Các doanh nghiệp khơng muốn đầu tư thêm, cịn người tiêu dùng khơng muốn chi thêm cho tiêu dùng. Tổng cầu ở mức rất thấp. Lúc này để mở rộng tổng cầu, chính phủ phải tăng chi tiêu hoặc giảm thuế, nâng cao mức chi tiêu chung của nền kinh tế. Trong một mơ hình số nhân đầy đủ, việc Chính phủ tăng chi tiêu và giảm thuế sẽ khiến sản lượng tăng lên và mức việc làm đầy đủ có thể phục hồi.

Ngược lại, khi nền kinh tế đang trong trạng thái phát đạt q mức, lạm phát tăng lên, Chính phủ có thể giảm chi tiêu và tăng thuế, nhờ đó mức chi tiêu chung giảm đi, sản lượng giảm theo và lạm phát sẽ chững lại.

Trong một thế giới theo số nhân của Keynes đơn giản như vậy, chính sách tài khóa có thể coi là một phương thuốc hữu hiệu để ổn định nền kinh tế. Tuy nhiên, trong thực tế, chính sách tài khóa khơng đủ sức mạnh đến như vậy, đặc biệt trong nền kinh tế hiện đại. Chả thế mà

các nền kinh tế thị trường luôn không ổn định, chu kỳ kinh doanh chưa được khắc phục hoàn toàn. Trước khi nghiên cứu những vấn đề áp dụng chính sách tài khóa trong thực tiễn, hãy xem xét một cơ chế đặc biệt của chính sách này. Đó là cơ chế ổn định tự động.

Hệ thống tài chính hiện đại có những yếu tố tự ổn định mạnh mẽ, đó là:

1. Những thay đổi tự động về thuế. Hệ thống thuế hiện đại bao gồm thuế thu nhập luỹ tiến với thu nhập cá nhân và lợi nhuận của công ty. Khi thu nhập quốc dân tăng lên, số thu về thuế tăng theo, và ngược lại, khi thu nhập giảm, thuế giảm ngay, mặc dù Quốc hội chưa kịp điều chỉnh thuế suất. Vì vậy, hệ thống thuế có vai trị như là một bộ tự ổn định tự động nhanh và mạnh.

2. Hệ thống bảo hiểm, bao gồm bảo hiểm thất nghiệp và các chuyển khoản mang tính chất xã hội khác. Hệ thống này hoạt động khá nhạy cảm.

Khi mất việc hay thất nghiệp thì người thất nghiệp được nhận trợ cấp. Khi có việc làm, thì họ bị cắt tiền trợ cấp đi. Như vậy, hệ thống bảo hiểm bơm tiền vào và rút tiền ra khỏi nền kinh tế, ngược lại chiều hướng của chu kỳ kinh doanh, góp phần ổn định hệ thống kinh tế. Tuy nhiên, những nhân tố ổn định tự động chỉ có tác dụng làm giảm một phần các giao động của nền kinh tế, mà khơng xóa bỏ hồn tồn những giao động đó. Phần cịn lại đặt lên vai các chính sách tài chính và tiền tệ chủ động của chính phủ.

Một phần của tài liệu Giáo trình môn học kinh tế vĩ mô (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)