Chính sách tài khóa và vấn đề thâm hụt ngân sách của nước ta trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Giáo trình môn học kinh tế vĩ mô (Trang 37 - 41)

Đã từ lâu, thuế và ngân sách nhà nước đã được xem xét trong các kế hoạch phát triển kinh tế trung hạn và ngắn hạn. Song, các công cụ này chỉ hoạt động trong khuôn khổ của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, mang nặng tính chất “cấp phát và giao nộp”, “thu để chi”… chưa thực sự là những công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Mặt khác, do kết quả của một nền kinh tế suy thối, trì trệ và một phương pháp quản lý yếu kém, ngân sách nhà nước luôn trong tình trạng thâm hụt nặng nề, thu khơng đủ chi, vay nợ chồng chất.

Khi nền kinh tế chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, nền tài chính quốc gia cũng được đổi mới.

Vấn đề cấp bách đầu tiên đặt ra là phải giảm được thâm hụt ngân sách đến mức cần thiết để hạ thấp cơn sốt lạm phát, ổn định giá cả. Tiếp theo là từng bước cải cách một cách cơ bản hệ thống thuế, nâng dần hiệu lực của hệ thống thu thuế các cấp. Cuối cùng là công cuộc cải cách trong lĩnh vực ngân sách. Thuế và chi tiêu ngân sách dần dần trở thành những công cụ điều tiết vĩ mô mang tính chất luật pháp ở nước ta.

phần to lớn vào quá trình đẩy lùi lạm phát ở nước ta cuối những năm 80. Giảm thâm hụt ngân sách đạt được là do kết quả của những biện pháp cứng rắn như cắt giảm chi tiêu chính phủ, xóa dần các loại trợ cấp qua giá, lương, trợ cấp cho xí nghiệp quốc doanh…Nhiều năm thâm hụt giảm xuống dưới 5% GDP, một kết quả đáng khích lệ.

Thâm hụt ngân sách Nhà nước (tỷ đồng – giá hiện hành) 1987 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 - Thâm hụt ngân sách - So với GDP (%) 130,4 4,9 1072 8,1 1081 8,1 3033 7,9 1728 2,5 3847 3,8 7930 6,3 7714 5,9

Nguồn: Niên giám thống kê 1992 và Bộ tài chính

Về hệ thống thuế: Thuế đã được xem xét đúng với vai trị cơ bản của nó trong cơ chế thị trường là tạo nguồn thu cho ngân sách, kích thích tăng trưởng, điều chỉnh và phân phối lại thu nhập. Hệ thống thuế đã và đang được cải cách theo hướng mở rộng cơ sở thu thuế, tăng tỷ lệ động viên từ thuế so với GDP, đảm bảo cơng bằng, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, các sắc thuế có nội dung rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, dễ làm, dễ kiểm tra và không trùng lắp.

Trong những năm qua, tỷ lệ thu thuế trong phần thu của ngân sách ngày càng tăng và đã trở thành nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, (chiếm khoảng 23-24%) nhờ bao quát được nhiều lĩnh vực, nhiều hoạt động và diện thu thuế; nhiều sắc lệnh thuế mới ban hành phù hợp với điều kiện nước ta và thông lệ quốc tế (thuế thu nhập, thuế đất đai, thuế sử dụng tài nguyên). Hệ thống thu thuế các cấp đang được kiện toàn. Tuy nhiên, tỷ lệ thất thu về thuế vẫn cịn rất cao. Đó là một trong những phương hướng cải cách thuế trong thời gian tới.

Về chi tiêu ngân sách: Chuyển sang cơ chế thị trường, chi tiêu ngân sách Nhà nước đã được đặt đúng vị trí của nó, là cơng cụ điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, định hướng phát triển sản xuất, đồng thời là công cụ điều tiết thu nhập, đặc biệt thơng qua các chương trình xóa đói giảm nghèo, các chính sách trợ cấp của chính phủ.

Chi tiêu ngân sách hàng năm đã được Quốc hội thảo luận và thơng qua trong các phiên họp của mình, thể hiện rõ định hướng của Nhà nước trong các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Chi ngân sách đã được thực hiện theo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả nhằm nâng dần phần tích luỹ của ngân sách cho đầu tư phát triển. Khoản chi thường xuyên của ngân sách thường được khống chế tối đa trong khuôn khổ khả năng thu ngân sách. Mỗi khoản chi được xác định trên cơ sở phân định rõ đối tượng và mục đích cụ thể. Tốc độ tăng chi thường xuyên được khống chế thấp hơn tốc độ tăng chi cho đầu tư phát triển.

Trong điều kiện nước ta, đầu tư tư nhân cịn nhỏ bé thì đầu tư của Nhà nước, đặc biệt đầu tư cho cơ sở hạ tầng có vai trị quan trọng. Từ 1992 lại đây, tỷ lệ chi ngân sách cho đầu tư phát triển có xu hướng tăng dần. Trong những năm tới dự tính dành 20% tổng số thu từ thuế và phí cho mục tiêu này, ngồi mức vốn vay từ nước ngoài.

Điểm nổi bật trong những cố gắng lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia là việc đổi mới các biện pháp tài trợ cho thâm hụt ngân sách. Trước đây, biện pháp tài trợ chủ yếu là phát hành trái phiếu kho bạc ngắn hạn. Do vậy, từ năm 1992 đã chấm dứt hoàn toàn việc phát hành tiền cho thâm hụt ngân sách.

Kết quả xử lý thâm hụt ngân sách nhà nước (%)

Bình quân

1986-1990

1991 1992 1993 1994

Tổng số bù đắp thâm hụt ngân sách - Vay trong nước

- Vay nước ngoài - Phát hành 100 0,3 43,3 56,4 100 8,9 73,4 17,7 100 32 68 0 100 29,8 70,2 0 100 53 47 0

Tóm lại, trên cơ sở nhận thức mới về vai trị của tài chính trong nền kinh tế thị trường, công cuộc đổi mới hệ thống tài chính đã thu được những thành tựu đáng khích lệ. Thuế và chi tiêu Chính phủ đang dần trở thành những công cụ điều tiết vĩ mô quan trọng của Nhà nước.

™ Câu hỏi củng cố:

Mơ tả chính sách tài khóa.

Bush nói suy thối của quốc gia “sẽ không kéo dài lâu”.

Kế hoạch giảm thuế năm nay, giảm nhiều loại.

Chính quyền Bush dự định sẽ cho dân Mỹ giảm thuế năm 1993, bằng cách thay đổi biểu thuế trong nước từ năm 1992.

Cốt lõi của chương trình vận động bầu cử hàng năm của tổng thống, như được thông báo tối qua tại bang của ông là dành cho người nộp thuế trung bình khoảng một đơla phụ thêm mỗi ngày trong năm nay, một biện pháp mà chính phủ hy vọng sẽ kích thích được nền kinh tế đang uể oải. Song nó cũng giảm nguồn thu từ thuế năm tới bình qn 345 đơla tính trên mỗi đầu người dân.

Thêm nữa chính phủ đang đề nghị giảm một loạt thuế nhằm nhanh chóng đưa tiền vào tay dân Mỹ, động viên đầu tư tư nhân và thúc đẩy kinh doanh bất động sản.

Steven Mufson và Eric Pianin

KẾT QUẢ HỌC TẬP 4: Trình bày về tiền tệ và chính sách tiền tệ

Bài hướng dẫn 1:

Một phần của tài liệu Giáo trình môn học kinh tế vĩ mô (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)