Lạm phát và tiền tệ

Một phần của tài liệu Giáo trình môn học kinh tế vĩ mô (Trang 71 - 72)

- Chi phí do phân bổ sai nguồn lực: Khi lạm phát làm biến dạng giá tương đối, các quyết định bị biến dạng và thị trường mất khả năng phân bổ nguồn lực một cách có hiệu

4.4. Lạm phát và tiền tệ

Trong chương 5 nghiên cứu lý thuyết số lượng tiền tệ và đã biết đẳng thức M/P=LP(i,Y) khi thị trường tiền tệ cân bằng.

Xét trong dài hạn lãi suất thực tế (i) và sản lượng thực tế (Y), đạt mức cân bằng, nghĩa là (i) và (Y) là ổn định (Y đạt tiềm năng), cầu tiền thực tế là không đổi và do vậy M/P cũng sẽ không thay đổi. Điều đó có nghĩa là nếu lượng cung tiền danh nghĩa (M) tăng lên thì giá cả (P) cũng sẽ tăng với tỷ lệ tương ứng, nói cách khác tỷ lệ lạm phát sẽ bằng tỷ lệ tăng tiền. Như vậy, lạm phát là một hiện tượng tiền tệ. Điều này xảy ra trong thực tế khi nền kinh tế gặp phải một cơn lốc (ví dụ giá dầu tăng lên) làm cho lượng tiền thực tế nhất thời giảm xuống. Chính phủ cần phải tăng mức cung tiền danh nghĩa để đảm bảo nhu cầu tiền thực tế. Nhưng vì sản lượng là việc làm khơng đổi, lãi suất thực tế cũng khơng đổi, chỉ có mức cung tiền danh nghĩa, giá cả cũng như tiền lương danh nghĩa tăng lên. Lý thuyết này dựa trên giả định mức cầu tiền thực tế không đổi, một giả định chưa có cơ sở chắc chắn và chưa phù hợp với thực tế. Kết quả nghiên cứu trong thời kỳ dài hạn (30) năm ở nhiều nước phát triển đã chỉ ra rằng, sự thay đổi của lãi suất và thu nhập đã dẫn đến cầu tiền thực tế thay đổi. Vì vậy, tốc độ tăng tiền danh nghĩa và tốc độ lạm phát rất khác nhau giữa các nước. Tốc độ tăng tiền ở Mỹ là thấp nhất trong các nước phát triển, nhưng tốc độ lạm phát còn cao hơn một số nước.Tốc độ tăng tiền cả Nhật bản gấp đôi của Pháp, nhưng tốc độ lạm phát lại thấp hơn của Pháp.

Tuy nhiên, lịch sử lạm phát cũng chỉ ra rằng, khơng có cuộc lạm phát cao nào mà khơng có sự tăng trưởng mạnh mẽ về tiền tệ. Lượng tiền tăng càng nhanh thì lạm phát càng cao,và bất kỳ một chính sách vĩ mô nào giảm được tốc độ tăng tiền cũng dẫn đến giảm tỷ lệ lạm phát và điều này đặc biệt phù hợp với thời kỳ ngắn hạn.

ASLR ASSR2 ASSR2 ASSR1 ASSR0 AD” AD’ AD Y* Y P P2 P2 P0 E” E’ E E’” Hình 7.5 Lạm phát dự kiến

Khi ngân sách thâm hụt lớn, các Chính phủ có thể in thêm tiền để trang trải, lượng tiền danh nghĩa tăng lên là một nguyên nhân gây ra lạm phát (như lạm phát cầu kéo). Và một khi giá cả đã tăng lên thì sự thâm hụt mới lại nảy sinh, địi hỏi phải in thêm một lượng tiền mới và lạm phát tiếp tục tăng vọt. Kiểu lạm phát xoáy ốc này thường xảy ra trong thời kỳ siêu lạm phát. Tuy nhiên, các Chính phủ có thể tài trợ thậm hụt bằng cách vay dân qua bán tín phiếu. Lượng tiền danh nghĩa khơng tăng thêm nên khơng có nguy cơ lạm phát, nhưng nếu thâm hụt tiếp tục kéo dài, số tiền phải trả cho dân(cả gốc lẫn lãi) sẽ lớn đến mức cần phải in tiền để trang trải thì khả năng có lạm phát mạnh là điều chắc chắn.

Một phần của tài liệu Giáo trình môn học kinh tế vĩ mô (Trang 71 - 72)