Thất nghiệp tự nhiên và nhân tố ảnh hưởng.

Một phần của tài liệu Giáo trình môn học kinh tế vĩ mô (Trang 65 - 66)

4.1 Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên

Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là tỷ lệ thất nghiệp khi thị trường lao động cân bằng(tại điểm E hình 7.2). Tại mức đó, tiền lương và giá cả là hợp lý bởi các thị trường đều đạt cân bằng dài hạn. Số người thất nghiệp tự nhiên sẽ là tổng hợp số thất nghiệp tự nguyện, những người chưa có những điều kiện mong múôn để tham gia vào thị trường lao động.

Tại mức lươngW*, số việc làm đạt mức cao nhất có thể mà khơng phá vở sự cân bằng nên tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên còn được gọi là tỷ lệ thất nghiệp khi đạt được sự tồn dụng nhân cơng (đầy đủ việc làm). Tổng số người làm việc được xác định tại điểm N* (hoặc N2) khi có quy định mức lương tối thiểu cao hơn mức lương cân bằng. Ở mức N*, tiền lương được ổn định bởi sự cân bằng của thị trường lao động, khơng có những cú sốc đối với tổng cầu và tổng cung ngắn hạn, thị trường hàng hoá đạt cân bằng và giá cả ở trạng thái ổn định. Với ý nghĩa

W1 W* D A B C F E G N4 N3 N2 N* N1 Số lượng lao động M c l ươ ng E’ LD LD’

đó, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên còn được gọi là tỷ lệ thất nghiệp mà ở mức đó khơng có sự gia tăng lạm phát.

Ở các nước phát triển, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là 3% - 10% (Nhật gần 3%, Mỹ 6%…) điều đáng lưu ý là tỷ lệ này có xu hướng gia tăng theo thời gian.

Mức thất nghiệp thực tế có thể cao hơn, bằng hoặc thấp hơn mức thất nghiệp tự nhiên. Khi nền kinh tế có biến động, đặc biệt là sự giảm tổng cầu, hoạt động của các doanh nghiệp đình đốn, mức cầu về lao động giảm xuống (đường cầu lao động dịch chuyển sang trái: đường LD’), tổng số việc làm sẽ ở N3 (hoặc N4 nếu lương ở W1) số người thất nghiệp thực tế sẽ là đoạn GF (hoặc DC)

Số người thất nghiệp thực tế bằng số thất nghiệp tự nhiên cộng với số thất nghiệp do thiếu cầu hoặc bằng tổng số thất nghiệp tự nguyện và không tự nguyện. Lý thuyết trên gợi ý rằng sự khác biệt giữa thất nghiệp tự nguyện và không tự nguyện đòi hỏi những con đường khác nhau (biện pháp khác nhau) để giải quyết nạn thất nghiệp, đặc biệt cọi trọng biện pháp kiểm soát tổng cầu.

4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến thất nghiệp tự nhiên.

Có hai nhân tố chính ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là khoảng thời gian thất nghiệp và tần số thất nghiệp.

+ Khoảng thời gian thất nghiệp

Giả sử rằng thường xuyên có một lượng người nhất định bổ sung vào đội ngủ tìm kiếm việc làm và nếu mỗi người phải chờ đợi quá nhiều thời gian mới tìm được việc, thì trong một thời kỳ nào đó, số lượng người thất nghiệp trung bình tăng lên, tỷ lệ thất nghiệp sẽ bị nâng cao. Thời gian chờ đợi nói trên được gọi là “khoảng thời gian thất nghiêp” và nó phụ thuộc vào:

‐ Cách tổ chức thị trường lao động

‐ Cấu tạo nhân khẩu của những người thất nghiệp (tuổi đời, tuổi nghề, ngành nghề…)

‐ Cơ cấu các loại việc làm và khả năng có sẵn việc.

Mọi chính sách cải thiện các yếu tố trên sẽ dẫn đến rút ngắn khoảng thời gian thất nghiệp.

+ Tần số thất nghiệp

Là số lần trung bình 1 người lao động bị thất nghiệp trong một thời kỳ nhất định (ví dụ trong một năm bị thất nghiệp hai lần)

Tần số thất nghiệp phụ thuộc vào:

‐ Sự thay đổi nhu cầu lao động của các doanh nghiệp

‐ Sự gia tăng tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động

Trong ngắn hạn, khi tổng cầu khơng đổi nhưng có sự biến động về cơ cấu của nó và khi có tỷ lệ tăng dần số cao thì tần số thất nghiệp bị đẩy lên nhanh. Tần số thất nghiệp lớn có nghĩa là thườgn xuyên có số thất nghiệp nhiều, tỷ lệ thất nghiệp sẽ cao.

Hạ thấp tỷ lệ tăng dân số và ổn định kinh tế là hướng đi quan trọng giữ cho tần số thất nghiệp ở mức thấp.

Chú ý rằng, ở các nước đang phát triển, loại “dân số hoạt động kinh tế tự do” (buôn bán nhỏ, sản xuất nhỏ…) có số lượng người tham gia đáng kể nhưng thu nhập rất thấp và không ổn định. Họ ln mong muốn tìm kiếm việc làm mới có thu nhập tốt hơn và ổn định hơn và như vậy, họ là ngùôn dự trữ lớn cho sự gia tăng lực lượng lao động. Ngoài ra, ở các nước phát triển, khi có trợ cấp thất nghiệp cũng có thể làm tăng tỷ lệ thất nghiệp do người lao động có điều kiện thuận lợi để kéo dài thời gian tìm việc.

Một phần của tài liệu Giáo trình môn học kinh tế vĩ mô (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)