I. Có hay khơng mối quan hệ Trade off giữa lạm phát và thất nghiệp?
1. Trong ngắn hạn?
Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp là chủ đề thu hút nhiều nhà kinh tế trong nửa thế kỷ hai mươi và hiện nay. Lịch sử về mối quan hệ này được trình bày đầu tiên vào năm 1958, bởi A.W.Phillips trong bài báo “Mối quan hệ giữa thất nghiệp và tỷ lệ thay đổi tiền lương danh nghĩa ở Anh, 1861-1957” đăng trên tạp chí Kinh tế học. Trong bài báo đó, Phillips chỉ ra mối tương quan nghịch giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát. Nghĩa là, Phillips đã chỉ ra rằng những năm có thất nghiệp thấp thường có lạm phát cao hơn, cịn những năm có thất nghiệp cao thường có lạm phát thấp. Từ đó, Phillips kết luận rằng hai biến kinh tế vĩ mô quan trọng là lạm phát và thất nghiệp kết nối với nhau theo cách mà trước đây các nhà kinh tế chưa phát hiện ra.
Mặc dù phát hiện của Phillips dựa vào số liệu của nước Anh, nhưng các nhưng các nhà nghiên cứu đã nhanh chóng mở rộng phát hiện của ông sang các nước khác. Hai năm sau khi Phillips xuất bản cuốn sách của mình, các nhà kinh tế Paul Samuelson và Robert Solow đã xuất bản một bài báo trong tờ Tạp chí Kinh tế Mỹ dưới tiêu đề “Các phân tích về chính sách
chống lạm phát”, trong đó họ đã chỉ ra mối tương quan nghịch tương tự giữa lạm phát và thất
nghiệp dựa trên số liệu của Mỹ. Họ lập luận rằng mối liên hệ tương quan này nảy sinh là vì thất nghiệp gắn với tổng cầu cao, tạo áp lực đẩy tiền lương và giá cả tăng lên trong toàn bộ nền kinh tế. Samualson và Robert Solow đã gọi mối quan hệ nghịch giữa lạm phát và thất nghiệp là đường Phillips.
Mơ hình tổng cầu và tổng cung đem lại một cách giải thích dễ dàng cho sự đánh đổi trên. Đường Phillips chỉ ra cách kết hợp giữa lạm phát và thất nghiệp nảy sinh trong ngắn
hạn khi sự dịch chuyển của đường tổng cầu làm cho nền kinh tế di chuyển dọc theo đường tổng cung ngắn hạn. Sự gia tăng tổng cầu về hàng hoá và dịch vụ dẫn đến sản lượng và mức
giá cao hơn trong ngắn hạn. Sản lượng nhiều hơn hàm ý việc làm nhiều hơn và như vậy, tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn. Ngoài ra, cho dù mức giá năm trước là bao nhiêu, thì mức giá trong năm hiện tại càng cao cũng làm cho tỷ lệ lạm phát càng cao. Như vậy, sự dịch chuyển của đường
tổng cầu đẩy lạm phát và thất nghiệp theo các hướng ngược nhau trong ngắn hạn - tức mối quan hệ được minh hoạ bằng đường Phillips.
Để mô tả điều này, chúng ta giả định rằng mức giá là 100 trong năm 2000. Phần (a) nêu hai kết cục được xác định bằng mơ hình tổng cung tổng cầu. Phần (b) minh họa cho hai kết cục đó bằng đường cong Phillips.
Trong phần (a), chúng ta có thể thấy các hàm ý đối với sản lượng và mức giá trong năm 2001. Nếu tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ tương đối thấp, nền kinh tế đi đến kết cục A. Nó tạo ra sản lượng 7500 và mức giá là 102. Ngược lại nếu tổng cầu tương đối cao, nền kinh tế đi đến kết cục B. Sản lượng là 8000 và mức giá bằng 106. Như vậy, mức tổng cầu cao hơn chuyển nền kinh tế đến điểm cân bằng có sản lượng và mức giá cao hơn.
Trong phần (b), chúng ta có thể thấy những kết cục này có hàm ý gì đối với thất nghiệp và lạm phát. Bởi vì doanh nghiệp cần nhiều cơng nhân hơn khi tạo ra nhiều hàng hóa, dịch vụ hơn nên thất nghiệp thấp hơn ở kết cục B so với kết cục A. Trong ví dụ này, khi sản lượng tăng từ 7500 lên 8000, thất nghiệp giảm từ 7% xuống còn 4%. Hơn nữa, do mức giá cao hơn ở kết cục B so với kết cục A, nên tỷ lệ lạm phát cũng cao hơn. Cụ thể, do mức giá là 100 trong năm 2000, kết cục A có tỷ lệ lạm phát 2% và cục B có tỷ lệ lạm phát 6%. Như vậy, chúng ta có thể so sánh hai kết cục có thể xảy ra của nền kinh tế cả về sản lượng và mức giá (khi dùng mơ hình tổng cầu và tổng cung) hoặc về thất nghiệp và lạm phát (khi sử dụng đường Phillips).
(a) Mơ hình tổng cầu và tổng cung (b) Đường Phillips
Đến đây, có lẽ phần nào những nhà kinh tế học đã tạm chấp nhận sự tồn tại của quan hệ đánh đổi giữa thất nghiệp và lạm phát trong ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu xét trong dài hạn,
liệu sự đánh đổi trên có xảy ra tương tự ? 2. Trong dài hạn ?
Vào năm 1968, nhà kinh tế học Milton Friedman đăng một bài báo trong tờ Tạp chí
kinh tế Mỹ, dựa vào một bài diễn văn mà ơng mới trình bày với tư cách chủ tịch Hiệp hội các
nhà kinh tế Mỹ. Tiêu đề của bài báo là “Vai trị của chính sách tiền tệ”. Nó bao gồm hai phần “Chính sách tiền tệ có thể làm gì ?” và “Chính sách tiền tệ khơng thể làm gì”. Trong bài báo này, Friedman lập luận rằng một việc mà chính sách tiền tệ khơng thể làm được, trừ trong thời hạn ngắn, là chọn một kết hợp lạm phát và thất nghiệp trên đường Phillips. Cũng vào khoảng thời gian này, một nhà kinh tế học khác là Edmund Phelps cho đăng một bài báo phủ nhận sự tồn tại của mối quan hệ đánh đổi trong dài hạn giữa lạm phát và thất nghiệp.
Friedman và Phelps đưa ra các kết luận của họ dựa trên nguyên lý cổ điển của kinh tế học vĩ mơ. Theo đó, cơ quan hữu trách về tiền tệ kiểm soát các đại lượng danh nghĩa - trực tiếp là khối lượng các khoản nợ của bản thân nó (tiền mặt cộng với dự trữ của ngân hàng). Về nguyên tắc, nó có thể sử dụng quyền kiểm sốt này để cố định một đại lượng danh nghĩa – như tỷ giá hối đoái, mức giá, thu nhập quốc dân danh nghĩa, khối lượng tiền tệ theo một định nghĩa nào đó - hoặc cố định sự thay đổi của một đại lượng danh nghĩa – như tỷ lệ lạm phát hoặc giảm phát, tỷ lệ tăng trưởng hoặc suy giảm của thu nhập quốc dân danh nghĩa, tỷ lệ tăng của khối lượng tiền tệ. Nó khơng thể sử dụng quyền kiểm sốt của mình đối với các đại lượng danh nghĩa để cố định các đại lượng thực tế - như lãi suất thực tế, tỷ lệ thất nghiệp, thu nhập quốc dân thực tế, khối lượng tiền tệ thực tế, tỷ lệ tăng trưởng thu nhập quốc dân thực tế hoặc tỷ lệ tăng trưởng của khối lượng tiền tệ thực tế. Các quan điểm này có ý nghĩa quan trọng đối với đường Phillips. Cụ thể, chúng hàm ý rằng các nhà hoạch định chính sách phải đối mặt với đường Phillips dài hạn thẳng đứng . Nếu tăng cung tiền chậm chạp, tỷ lệ lạm phát sẽ thấp và nền kinh tế tự tìm đến điểm A. Nếu tăng cung tiền nhanh chóng, tỷ lệ lạm phát cao và nền kinh tế tự tìm đến điểm B. Trong cả hai trường hợp, tỷ lệ thất nghiệp có khuynh hướng tìm đến mức bình thường của nó được gọi là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Đường Phillips dài hạn thẳng đứng minh họa cho kết luận rằng thất nghiệp không phụ thuộc vào tỷ lệ tăng tiền và lạm phát trong dài hạn.
Về thực chất, đường Phillips dài hạn thẳng đứng là một cách biểu thị quan điểm cổ điển về tính trung lập của tiền.
Trong hình bên dưới, phần (a) thể hiện mơ hình tổng cầu và tổng cung. Sự gia tăng cung tiền làm dịch chuyển đường tổng cầu sang phải, từ AD1 đến AD2. Kết quả của sự dịch chuyển này là trạng thái cân bằng dài hạn chuyển từ điểm A đến điểm B. Mức giá tăng từ P1 đến P2. Nhưng vì đường tổng cung thẳng đứng, nên sản lượng vẫn ở mức như cũ.
Trong phần (b) thể hiện quan điểm trên bằng đường Phillips. Sự gia tăng nhanh hơn trong cung tiền làm tăng tỷ lệ lạm phát bằng cách chuyển nền kinh tế từ điểm A đến điểm B. Nhưng vì đường Phillips thẳng đứng, nên tỷ lệ thất nghiệp tại hai điểm này bằng nhau. Như vậy,cả đường tổng cung dài hạn thẳng đứng và đường Phillips dài hạn thẳng đứng đều hàm ý rằng chính sách tiền tệ tác động đến các biến danh nghĩa (mức giá và tỷ lệ lạm phát), nhưng không tác động đến các biến thực tế (sản lượng và thất nghiệp). Cho dù các nhà hoạch định chính sách theo đuổi chính sách tiền tệ nào, thì sản lượng và tỷ lệ thất nghiệp trong dài hạn vẫn ở mức tự nhiên của chúng.
Tóm lại, Friedman và Phelps cho rằng khơng có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp trong dài hạn. Sự gia tăng cung tiền quyết định tỷ lệ lạm phát. Cho dù lạm phát là bao nhiêu, thì tỷ lệ thất nghiệp vẫn bị hút về tỷ lệ tự nhiên của nó. Kết quả là đường Phillips dài hạn thẳng đứng.
Tuy nhiên, lập luận của Friedman và Phelps dựa trên các lý thuyết về nguyên lý cổ điển, ngược lại, mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp do Phillips, Samuelson và Solow nêu ra dựa trên số liệu thực nghiệm.
Ý thức được điều này, Friedman và Phelps đã đưa vào một biến mới để phân tích:
Lạm phát dự kiến. Lạm phát dự kiến phản ánh quy mô thay đổi của mức giá chung mà mọi
người dự kiến. Theo đó, mức giá dự kiến tác động tới nhận thức của mọi người về giá tương đối, tiền lương và giá cả mà họ quy định. Kết quả là, lạm phát dự kiến là một yếu tố quyết định vị trí của đường tổng cung ngắn hạn. Trong ngắn hạn, khi cung ứng tiền tệ thay đổi, đường tổng cầu dịch chuyển và nền kinh tế di chuyển dọc theo đường tổng cung ngắn hạn đã cho. Do đó trong ngắn hạn, những thay đổi về tiền tệ dẫn đến các biến động không dự kiến trong sản lượng, giá cả, thất nghiệp và lạm phát. Bằng cách này, Friedman và Phelps đã giải thích được đường Phillips mà Phillips, Samuelson và Solow nêu ra.
Tuy nhiên, khả năng của các nhà làm chính sách trong việc tạo ra lạm phát không dự kiến bằng cách tăng cung tiền chỉ tồn tại trong ngắn hạn. Trong dài hạn, mọi người dự kiến mức lạm phát mà các nhà chính sách quyết định tạo ra. Do nhận thức, tiền lương và giá cả cuối cùng sẽ điều chỉnh để đáp lại tỷ lệ lạm phát, nên đường tổng cung dài hạn thằng đứng. Trong trường hợp này, sự thay đổi của tổng cầu, chẳng hạn do sự thay đổi của cung tiền, không ảnh hưởng đến sản lượng hàng hóa và dịch vụ. Như vậy, Friedman và Phelps kết luận rằng thất nghiệp trở lại tỷ lệ tự nhiên của nó trong dài hạn.
Tỷ lệ lạm phát dự kiến càng cao, sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp càng cao. Tại điểm A, cả lạm phát dự kiến và lạm phát thực tế đều thấp, còn thất nghiệp ở mức tự nhiên của nó. Nếu các nhà làm chính sách theo đuổi chính sách tiền tệ mở rộng, nền kinh tế chuyển từ điểm A tới điểm B trong ngắn hạn. Tại điểm B, lạm phát dự kiến vẫn thấp, nhưng lạm phát thực tế đã cao và thất nghiệp thấp hơn tỷ lệ tự nhiên của nó. Trong dài hạn, lạm phát dự kiến tăng lên và nền kinh tế chuyển tới điểm C. Tại điểm C, cả lạm phát dự kiến và lạm phát thực tế đều cao trong khi thất nghiệp trở lại tỷ lệ tự nhiên của nó.
Theo Friedman và Phelps, việc coi đường Phillips là thực đơn cho các phương án mà các nhà hoạch định chính sách có thể lựa chọn là rất nguy hiểm. Hãy hình dung rằng, nền kinh tế đang ở mức thất nghiệp tự nhiên với lạm phát thấp và lạm phát dự kiến thấp, như được minh hoạ bằng điểm A trong hình trên. Bây giờ, giả sử các nhà hoạch định chính sách tìm cách đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp bằng cách sử dụng chính sách tiền tệ và tài khoá để mở rộng tổng cầu. Trong ngắn hạn, khi lạm phát dự kiến cố định, nền kinh tế chuyển từ điểm A đến điểm B. Thất nghiệp giảm xuống thấp hơn tỷ lệ tự nhiên của nó và lạm phát tăng cao hơn lạm phát dự kiến. Theo thời gian, mọi người đã quen với tỷ lệ lạm phát cao hơn này và họ tăng kỳ vọng của mình về lạm phát. Khi lạm phát dự kiến tăng lên, doanh nghiệp và công nhân bắt đầu tính đến mức lạm phát cao hơn khi quy định tiền lương và giá cả. Khi đó, đường Phillips ngắn hạn dịch chuyển sang phải như trong hình trên. Cuối cùng, nền kinh tế dừng lại ở điểm C với mức lạm phát cao hơn so với điểm A, nhưng có mức thất nghiệp như cũ.
Bởi vậy, Friedman và Phelps kết luận rằng các nhà hoạch định chính sách đối mặt với sự đánh đổi giữa thất nghiệp và lạm phát, nhưng chỉ là sự đánh đổi tạm thời. Nếu các nhà hoạch định chính sách sử dụng sự thay đổi này, họ sẽ đánh mất nó.
Vài năm sau khi Friedman và Phelps đưa giả thuyết này, các nhà hoạch định chính sách đã vơ tình tạo ra một thực nghiệm tự nhiên để kiểm định nó. Phịng thí nghiệm của họ là nền kinh tế Mỹ.
Vào cuối những năm 1960, chính phủ theo đuổi chính sách mở rộng tổng cầu về hàng hoá và dịch vụ. Một phần sự mở rộng này là nhờ chính sách tài khố: Chi tiêu của chính phủ tăng khi cuộc chiến ở Việt Nam nóng lên. Một phần là nhờ chính sách tiền tệ: Vì Fed tìm cách làm giảm lãi suất khi đứng trước chính sách tài khố mở rộng, cung tiền (tính bằng M2) đã tăng khoảng 13% mỗi năm trong thời kỳ từ 1970 đến 1972 so với 7% /năm trong đầu những năm 1960. Kết quả là, lạm phát ở mức cao (từ 5% đến 6% vào đầu những năm 1970 so với từ 1% đến 2%/năm vào đầu những năm 1960). Nhưng như Friedman và Phelps đã dự báo, thất
Đường Phillips trong những năm 1960. Hình này sử dụng số liệu hàng năm
từ năm 1961 đến 1968 về tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát (tính bằng chỉ số điều chỉnh GDP) để chỉ ra mối quan hệ nghịch giữa lạm phát và thất nghiệp.
Sự sụp đổ của đường Phillips. Hình trên biểu thị lịch sử của lạm phát và thất nghiệp
từ 1961 đến 1973. Nó chỉ ra rằng mối quan hệ nghịch giản đơn giữa hai biến bắt đầu bị phá vỡ vào năm 1970. Cụ thể, vì lạm phát vẫn giữ ở mức cao vào đầu những năm 1970, kỳ vọng của mọi người về lạm phát đã bắt kịp với thực tế và tỷ lệ thất nghiệp trở lại mức 5% đến 6%, mức phổ biến vào đầu những năm 1960. Vào năm 1973, các nhà hoạch định chính sách đã hiểu rằng Friedman và Phelps có lý: Khơng có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp trong dài
hạn. Tuy vậy, đây vẫn chỉ là một phân tích từ các lý thuyết và số liệu thực tế tại một quốc gia
điển hình, mà chưa có sự thống nhất hồn tồn giữa các nhà kinh tế.
II. Kết luận:
Từ những lý thuyết về đường Phillips của Phillips, Samuelson và Solow đế giả thuyết tỷ lệ tự nhiên của Friedman và Phelps, ngồi ra, trong dịng tư tưởng này còn phải kể đến lý thuyết kỳ vọng hợp lý của Lucas, Sargent và Barro, có thể trình bày lại mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở một vài luận điểm sau đây:
- Đường Phillips được mô tả như một mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp. - Theo đó, các nhà hoạch định chính sách có thể lựa chọn một sự đánh đổi giữa tỷ lệ lạm phát cao bằng tỷ lệ thất nghiệp thấp, hoặc ngược lại.
- Sự đánh đổi giữa thất nghiệp và lạm phát được mô tả bằng đường cong Phillips được thừa nhận trong ngắn hạn.
- Trong dài hạn, đường Phillips có dạng cột ở tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.
- Vì vậy, mối quan hệ trade off giữa thất nghiệp và lạm phát chưa được chứng minh sự tồn tại của nó trong dài hạn.
Cuối cùng, có thể tạm thời kết thúc vấn đề này bằng giải thích của Milton Friedman