Ký thỏa thuận khung xây dựng nhà máy nước ở long an

Một phần của tài liệu Tạp chí Nông Thôn Việt số 63 - Tháng 4.2021 (Trang 25 - 26)

nhà máy nước ở long an

TAM DIỆP

Ngày 12/03, tại tịa thị chính thành phố Leipzig (bang Saschen, Đức), Tập đồn Aone Deutschland AG của Đức và Công ty Cổ phần nước AquaOne của Việt Nam đã ký thỏa thuận khung tổng thầu xây dựng Nhà máy Nước mặt sông Vàm Cỏ Đông ở tỉnh Long An.

Với tổng số vốn đầu tư gần 5.000 tỷ đồng, Nhà máy Nước mặt sông Vàm Cỏ Đông theo quy hoạch cấp nước được UBND tỉnh Long An phê duyệt sẽ khởi công xây dựng trên diện tích 71,5ha (bao gồm cả cơng trình thủy lợi) tại huyện Đức Hịa. Hạng mục cơng trình phức hợp có cơng trình thu nước thơ ngồi bờ sơng; hồ chứa nước thô được xử lý sục khí; trạm bơm nước; nhà máy xử lý nước và hệ thống đường ống dẫn nước sạch. Công suất thiết kế của nhà máy giai đoạn 1 có thể vận hành thương mại vào quý 1/2023 là 200.000m3/ngày đêm; giai đoạn 2 (đến năm 2025) là 300.000m3/ngày đêm. Tổng công suất lắp đặt của nhà máy có thể đạt 1,2 triệu

m3/ngày đêm sau khi hoàn thành các giai đoạn đầu tư.

Dự án được đánh giá là cấp thiết, góp phần đáp ứng nhu cầu nước cho sản xuất và sinh hoạt tại các vùng trên

địa bàn tỉnh Long An trong bối cảnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long đứng trước nguy cơ hạn hán và xâm nhập mặn cùng các tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai ngày càng gay gắt.

Theo bà Đỗ Thị Kim Liên - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần AquaOne, Nhà máy Nước mặt sông Vàm Cỏ Đông sẽ áp dụng công nghệ hiện đại trong quản lý, vận hành và giám sát hệ thống sản xuất và cung cấp nước sạch; đảm bảo chất lượng, an toàn, đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe về xây dựng đối với hệ thống kết cấu hạ tầng của địa phương theo xu thế phát triển khu công nghiệp và đô thị thông minh, thành phố sinh thái và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Chủ tịch Aone Deutschland - ông Christophe Hug - cũng nhấn mạnh: Tập đoàn này mong muốn chia sẻ những cơng nghệ và quy trình tiên tiến nhất trong sản xuất nước sạch với tất cả các khu vực ở các nước đang phát triển. Điều này khơng chỉ góp phần thúc đẩy hợp tác giữa các ngành với các đô thị và thành phố lớn, mà cịn mang lại lợi ích sinh kế thiết thực cho người dân, đồng thời thực hiện cam kết hỗ trợ phát triển bền vững và thân thiện với mơi trường.

Đại diện Tập đồn Aone Deutschland AG của Đức và Công ty Cổ phần nước AquaOne của Việt Nam ký thỏa thuận khung xây dựng Nhà máy nước mặt sông Vàm Cỏ Đông tại Long An. (Ảnh: Mạnh Hùng/TTXVN) thế giới (WB), Việt Nam cần giảm một

nửa lượng nước rò rỉ vào năm 2050 (hiện tại 20% lượng nước chính bị thất thốt), phát triển mạng lưới nước quốc gia (chuyển nước, quy hoạch hồ chứa, tái sử dụng nước), giảm nhu cầu sử dụng nước của người dân (tiết kiệm nước) để “chuẩn bị cho một tương lai khô hạn hơn”.

Đối với khu vực miền Trung - Tây Ngun, nơi có địa hình khá phức tạp, nhỏ hẹp, núi biển liền kề, độ dốc lớn, cần ưu tiên các giải pháp dựa vào thiên nhiên để xây dựng các hệ thống cấp, thoát nước bền vững (ví dụ như nguồn nước hạ lưu các con sơng suy giảm do biến đổi khí hậu, các nhà máy nước cần được quy hoạch lên thượng nguồn và vị trí cao để lấy nguồn nước tốt nhất); có biện pháp sử dụng nguồn nước thay thế; áp dụng khoa học, cơng nghệ bổ sung nước ngầm với mục đích lưu trữ tại các tầng chứa nước dưới lòng đất từ nước mưa; giảm lượng nước mưa chảy trên bề mặt; giảm hiện tượng ngập úng do mưa, lũ.

Các nhà máy nước xây dựng và triển khai các phương án, kịch bản ứng phó theo cấp độ thiên tai, xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập, hồ chứa; ứng dụng các hệ thống điều khiển thông minh để quản lý, vận hành nhà máy nước; thành lập các đội phản ứng nhanh xử lý, khắc phục sự cố; trang bị máy phát điện dự phịng để phát khi có sự cố về điện lưới; tăng thể tích bể chứa, dự trữ đầy đủ nhiên liệu, hóa chất, đảm bảo vận hành cho các nhà máy khi có sự cố mất điện từ 5 - 7 ngày và khi độ đục nước nguồn tăng cao nhằm duy trì cấp nước an tồn, liên tục.

Hội nghị BCH Chi hội Cấp nước Miền Trung - Tây Nguyên vào cuối năm 2020 đã quyết định thành lập “Đội cơ động ứng cứu, hỗ trợ khắc phục sự cố do thiên tai, bão lũ, hạn hán” nhằm hỗ trợ khắc phục nhanh nhất khi xảy ra sự cố vượt năng lực ứng phó của từng địa phương. Đây cũng là một hành động thiết thực để có sự hỗ trợ kịp thời giữa các tỉnh thành liền kề và liên vùng khi có sự cố gián đoạn cung cấp nước khi thiên tai xảy ra.

câu chuyệN NôNg Nghiệp

Một phần của tài liệu Tạp chí Nông Thôn Việt số 63 - Tháng 4.2021 (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)