Hình thức chúc Tết độc đáo

Một phần của tài liệu Tạp chí Nông Thôn Việt số 63 - Tháng 4.2021 (Trang 67 - 68)

Hát sắc bùa là loại hình diễn xướng dân gian chứa đựng giá trị cuộc sống của cư dân Phú Lễ. Trải qua nhiều thăng trầm cùng với số phận, cuộc sống của những người đi mở cõi, đến ngày nay, hát sắc bùa ở Phú Lễ vẫn là hình thức nghệ thuật dân gian được nhiều người yêu mến, có giá trị trong việc ni dưỡng tâm hồn của nhiều thế hệ. Các biến đổi diễn ra trong hình thức diễn xướng dân gian này từ nhạc khí cho đến các làn điệu dân ca, từ nội dung của cuộc hát đến các yếu tố nghi lễ đã trở thành minh chứng cho sự phát triển của đời sống văn hóa của vùng đất mới Nam bộ. Trong đó, phần nghi lễ với các nghi thức của hát sắc bùa cho thấy dấu ấn của nền văn hóa nơng nghiệp rõ nét, từ việc sử dụng các nhạc cụ thuộc bộ gõ để phát ra âm thanh, tiếng động với mục đích xua đuổi tà ma cho đến tục dán bùa mang tính chất tâm linh với mong cầu năm mới gia đạo được bình an, mưa thuận gió hịa, mùa màng tươi tốt. Theo nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng, hát sắc bùa Phú Lễ là hình thức chúc Tết độc đáo của người Bến Tre và thể hiện khát vọng hạnh phúc, bình yên của con người vào đêm trước Tết Nguyên đán - đêm trừ tịch!

Ngày 23/01/2017, hát sắc bùa Phú Lễ chính thức được cơng nhận là di sản phi vật thể cấp quốc gia. Ngày 13/04/2017, tại đình Phú Lễ thuộc xã Phú Lễ huyện Ba Tri (Bến Tre), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre đã tổ chức lễ công bố Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho loại hình diễn xướng đặc sắc này.

Đội hát sắc bùa khi trình diễn trước nhà gia chủ.

NhìN ra thế giới

Chính khả năng tận dụng và cải tạo tự nhiên mà người Uros đã tạo nên những hòn đảo bằng lau sậy đặc sắc, về sau trở thành cảnh quan đại diện trên hồ Titicaca (Peru, Nam Mỹ).

Một phần của tài liệu Tạp chí Nông Thôn Việt số 63 - Tháng 4.2021 (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)