Hồng nhìn từ trên cao.
Tuần tra giữ rừng tại khu bảo tồng lung Ngọc Hồng.
vả, nếu khơng có tinh thần trách nhiệm, không thực sự yêu rừng, chấp nhận mọi gian khổ thì khó bám nổi. Anh Võ Quốc Thái, nhân viên bảo vệ của khu bảo tồn kể: “Hơn 10 năm qua, chưa có vụ cháy rừng nào xảy ra ở khu bảo tồn. Tôi công tác ở đây đã 20 năm, cũng là 20 năm đón Tết trong lung. Mình mất cảnh giác là nguy cơ cháy rừng “có mặt” ngay, đó là chưa kể kẻ gian thường tranh thủ dịp Tết vắng người để lén lút vào đây đánh bắt thủy sản, đốn hạ cây rừng”. Vài năm gần đây, để cải thiện thu nhập cho lực lượng bảo vệ, lãnh đạo Khu bảo tồn có giao khốn một số diện tích rừng để nhân viên chăm sóc và ni ong rừng lấy mật với điều kiện phải đảm bảo tuyệt đối an toàn rừng.
Theo Giám đốc Lư Xuân Hội, thời gian tới Khu bảo tồn sẽ triển khai tiếp công tác nghiên cứu khoa học nhằm bảo tồn nguồn gen các loài động, thực vật tại lung. Khu bảo tồn cũng đang tiếp tục hoàn thành đề án “Du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn” với các hoạt động tham quan, vui chơi giải trí, khám phá rừng và vùng đất ngập nước, thưởng thức đờn ca tài tử, nấu các món ăn đặc sản địa phương và tổ chức lễ hội lấy mật ong nhằm đa dang hóa hoạt động, tạo thêm thu nhập cho cán bộ - nhân viên tại Khu bảo tồn, đồng thời giới thiệu với du khách một địa điểm du lịch sinh thái hấp dẫn...
Hiện tại, Khu bảo tồn cịn một khó khăn mà mãi chưa có lối ra, đó là việc tồn tại của trên 120 hộ dân đang sống chen trong các phân khu của Khu bảo tồn với nguồn thu nhập chính là từ thủy sản, rau màu, cây ăn trái của lung Ngọc Hoàng. Đã nhiều lần các cơ quan hữu trách vận động các hộ dân di dời ra các khu đất tái định cư của Nhà nước kèm theo một số chính sách hỗ trợ khác, nhưng số hộ dân này vẫn tiếp tục sống bám tại lung. Điều này tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng, ô nhiễm rừng rất lớn từ sinh hoạt, nấu nướng hàng ngày cũng như tập quán canh tác lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật.
(*) Lung là cách gọi một vùng đất ngập nước với nhiều loại cây, rừng bao phủ xung quanh của người dân Tây Nam bộ. Xa xưa, lung có tên gọi là Ơng Trời. Sau này, người dân đổi lại thành lung Ngọc Hồng.