50% dư nợ của toàn ngành ngân hàng đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt, dư nợ cho vay tiêu dùng của ngân hàng đạt gần 250.000 tỷ đồng, gấp gần 5 lần quy mô dự kiến ban đầu (5.000 tỷ đồng), với gần 500.000 khách hàng được vay vốn để đáp ứng nhu cầu cấp bách như chữa bệnh, nộp học phí, phát triển sản xuất, kinh doanh... Ngoài ra, Agribank cũng đang thực hiện có hiệu quả 7 chương trình tín dụng chính sách, 2 chương trình tín dụng mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới và giảm nghèo bền vững. Đối với cho vay Xây dựng Nông thôn mới, Agribank triển khai cho vay đến 100% số xã trên toàn quốc với dư nợ đạt gần 600.000 tỷ đồng. “Ngân hàng phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội như Hội Nơng dân, Hội Phụ nữ… để tuyên truyền đến từng người dân và quảng bá chương trình tín dụng tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình, đặc biệt là bà con khu
Ơng Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Việt Nam, cho biết trong năm 2021, NHNN sẽ tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung cân đối nguồn vốn ưu tiên cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh việc đơn giản hóa thủ tục vay vốn, rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay, đồng thời niêm yết công khai, minh bạch các quy trình, thủ tục cho vay để doanh nghiệp, người dân khu vực nông nghiệp, nông thôn được vay vốn một cách thuận lợi với thời gian nhanh nhất.
tài chíNh - NgâN hàNg
nghiệp, nơng thơn như các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng số phù hợp với khả năng tiếp cận, nhu cầu, đặc điểm giá trị giao dịch nhỏ lẻ, tần suất thấp của khách hàng nông thôn nhằm tăng khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng của người dân khu vực này. Đến nay, Agribank đã phát hành hơn 13 triệu thẻ, chiếm 13% thị trường thẻ cả nước. Agribank là ngân hàng duy nhất và tiên phong trong việc triển khai các máy ATM với gần 1.500 máy được đặt ở khu vực nông nghiệp, nông thôn trong tổng số hơn 3.300 máy ATM trên toàn quốc.
Agribank cũng đang triển khai hàng loạt chương trình như: Chương trình tín dụng tiêu dùng, Đề án thẻ thấu chi, Điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng cộng với mơ hình tổ nhóm vay vốn (hơn 69.000 tổ vay vốn). Với các hoạt động này, Agribank đã góp phần cải thiện chỉ số tiếp cận tín dụng tại Việt Nam, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thơn, đẩy nhanh tài chính tồn diện; tạo điều kiện thuận lợi để người dân nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa, có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn và các dịch vụ tài chính ngân hàng. Hiện người dân nhiều khu vực ĐBSCL cũng như các tỉnh miền núi phía Bắc đã sử dụng các loại thẻ tín dụng, thẻ thấu chi (thẻ chi tiêu trước, trả tiền sau) với hạn mức 10 - 30 triệu đồng/thẻ với lãi suất thấp để chi tiêu,
đóng học phí, đóng viện phí khi cần thay vì phải ra ngồi vay “nóng” như trước đây. Thời gian tới, Agribank dự kiến sẽ cung cấp dịch vụ thẻ, dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt trên địa bàn huyện, thị xã, thị trấn, thị tứ với các giao dịch thuộc lĩnh vực dịch vụ cơng (thanh tốn hóa đơn điện, nước, điện thoại, học phí, viện phí…), thanh tốn vật tư nơng nghiệp đầu vào, thanh tốn nơng sản đầu ra của khách hàng hộ sản xuất, cá nhân. Năm 2021, Agribank cũng sẽ nghiên cứu, triển khai thử nghiệm mơ hình Autobank áp dụng phương thức định danh khách hàng e-KYC bằng công nghệ sinh trắc học (cả khuôn mặt và vân tay), cho phép khách hàng đăng ký thông tin khách hàng (CIF), đăng ký mở tài khoản, đăng ký phát hành thẻ, vay vốn bằng hình thức trực tuyến thay vì phải vào quầy giao dịch như trước đây.
Ngân hàng Kiên Long cũng có gói tín dụng dành cho chăn ni, trồng trọt phục vụ nhu cầu đời sống của người dân tại nơng thơn. Theo đó, căn cứ vào chu kỳ phát triển của cây trồng, vật nuôi cũng như khả năng trả nợ của khách hàng mà hạn mức cho vay khác nhau với lãi suất dao động từ 6% đến 8,5%/năm tùy từng hạn mức vay. Ngân hàng này còn cho người vay buôn bán, tiểu thương kinh doanh có thu nhập hàng ngày với phương thức trả nợ là gốc và lãi trả theo
ngày hoặc lãi trả ngày còn tiền gốc trả hàng tháng. Thời hạn trả góp từ 6 - 9 tháng. Mỗi khách hàng được hỗ trợ vay tối đa 300 triệu đồng. Với hình thức vay này, khách hàng không cần đến giao dịch trả tiền cho ngân hàng hàng ngày mà chỉ cần đăng ký Internet Banking tại ngân hàng để chuyển khoản trả tiền vay mỗi ngày.
Bên cạnh ngân hàng, các công ty tài chính tiêu dùng cũng góp phần khơng nhỏ trong việc phát triển, mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng, góp phần đẩy lùi tín dụng “đen” trong đời sống xã hội. Đặc biệt, với lãi suất cho vay ngày càng giảm, mạng lưới cho vay mở rộng đến tận vùng sâu, vùng xa qua các ứng dụng công nghệ, các cơng ty tài chính tiêu dùng đang dần lấy được niềm tin, phát huy được vai trò và vị thế trong nền kinh tế ngày càng phát triển hiện nay. Năm 2020, cơng ty tài chính tiêu dùng có quy mơ lớn nhất thị trường là FE Credit (chiếm hơn 50% thị phần cho vay tiêu dùng) có tăng trưởng tín dụng đạt 8,9%. Các cơng ty có quy mô thị phần nhỏ hơn như Mcredit, Home Credit, HD Saison… cũng tăng trưởng tín dụng tích cực. Chỉ tính riêng tại Cơng ty Tài chính FE Credit, tỷ lệ chi tiêu qua thẻ của công ty này tăng 30%. Ngoài ra, nhờ chuyển đổi số mạnh mẽ, hệ thống cơng nghệ thơng tin của cơng ty có thể xử lý tới 350 khoản vay/ngày.
Từ ngày 09/03, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ ví điện tử, doanh nghiệp viễn thơng có thể xin phép thí điểm triển khai dịch vụ Mobile - Money. Thời gian thí điểm dịch vụ Mobile - Money sẽ kéo dài trong 2 năm. Việc cho phép triển khai thí điểm dịch vụ Mobile - Money nhằm mục tiêu góp phần phát triển hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt, tăng cường việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính, đặc biệt tại khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo của Việt Nam.