Từ góc nhìn du lịch

Một phần của tài liệu Tạp chí Nông Thôn Việt số 63 - Tháng 4.2021 (Trang 42 - 44)

Nhà người H’mong ở Hà Giang.

Nhà sàn mới ở buôn Ako Dhong (Cơn Thơn), Dak Lak

du lịch

thay đổi dần thói quen tiêu dùng cho khách du lịch Việt.

Nếu chưa có quy hoạch tổng thể, các địa phương cần có chính sách khuyến khích nơng thơn bảo tồn văn hóa, đặc biệt là kiến trúc làng quê. Hạn chế tối đa việc cất nhà lầu, nhà lai hoặc nhà bê tông cốt thép, xây dựng thập cẩm. Nhật Bản, Hàn Quốc và châu Âu giàu có, hiện đại nhưng nơng thơn vẫn giữ được nét quê, từ trang phục, nhà cửa, đường làng đến đồng ruộng. Họ chỉ thay một số vật liệu, chất liệu để đảm bảo tiện nghi hơn cho khách nhưng phải đảm bảo không làm sai lệch kiến trúc nông thôn nguyên bản. Bhutan cực đoan, khơng có văn hóa ngoại lai từ kiến trúc đến trang phục. Cả nước, rặt những kiểu nhà đặc trưng và trang phục truyền thống thuần Bhutan, không lẫn vào đâu được. Cùng với cuộc sống thuận thiên, chính việc bảo tồn nghiêm ngặt mơi trường và văn hóa đã đưa Bhutan trở thành quốc gia có Chỉ số Hạnh phúc cao nhất thế giới.

Cần làm đẹp đường làng, biến đường quê thành những đường kiểng, đường tre, đường hoa… một cách sáng tạo; các cổng vườn là những tác phẩm nghệ thuật thiên nhiên, điểm check-in độc đáo để níu giữ chân khách. Đường quê chỉ mở rộng hợp lý, khuyến khích sử dụng xe đạp, xe lơi, xe lam… Chính sách khuyến khích từng nhà xếp đá thành “Trường gia lũy” ở Tiên Phước (Quảng Nam) rất cần được nhân rộng như một mơ hình gìn giữ kiến trúc đặc trưng địa phương để phục vụ du lịch cộng đồng. Mỗi điểm du lịch cộng đồng là một điển hình sáng tạo về bảo tồn văn hóa làng quê Việt; từ kiến trúc, trang phục, phong tục đến ẩm thực, âm nhạc, vui chơi…

Với nông thôn Việt, phạm trù Bảo tồn - Du lịch là cặp đôi gắn bó, đồng hành và hỗ trợ lẫn nhau, do vậy, nếu phát triển du lịch đúng chuẩn sẽ góp phần cứu vãn các kiến trúc cổ và góp phần vực dậy văn hóa truyền thống địa phương nơng thơn. Thơn, bn Marin (Bn Ma Thuột). Nằm

giữa lịng thành phố, bị đơ thị hóa nhưng dân làng vẫn giữ được hồn bản. Các nhà xưa gần như được giữ nguyên, kể cả khi sửa sang lại thì chủ nhân vẫn tuân theo quy chuẩn cũ: nhà mới nhưng kiến trúc xưa, chỉ thay vật liệu. Nhờ vậy Cô Thôn là điểm du lịch trải nghiệm thú vị của Tây nguyên. Ở Cồn Chim (Trà Vinh) cả ấp toàn nhà lá, khơng có máy lạnh. Cái gì cũng nho nhỏ, xinh xinh: nhà nhỏ, quán nhỏ, đường nhỏ, nói năng cũng nhỏ... Chỉ có tấm lịng chân quê là lớn.

Tiếc là không phải địa phương nào cũng biết tận dụng kiến trúc độc đáo của vùng quê mình để định hướng, đầu tư cho du lịch. Phần lớn các mơ hình du lịch cộng đồng chưa thành cơng (nói thẳng là thất bại) bởi khơng quan tâm (hoặc khơng biết?) đến bề dày văn hóa nơng thôn, sự độc đáo của kiến trúc nhà ở nông thôn, chưa biết tận dụng không gian và cảnh quan vốn có của nơng thơn để xây dựng tiêu chí kinh doanh cho mình, từ đó định hướng tiêu dùng cho khách. Có một thực tế là hiện nay, du lịch cộng đồng kiểu tự phát, “mì ăn liền” đang phát triển nhanh, góp phần bức tử kiến trúc làng quê Việt với tốc độ chóng mặt. Cần chặn đứng việc này bằng các biện pháp quyết liệt song song với việc quảng bá, giáo dục và hỗ trợ nhân rộng các điểm du lịch cộng đồng đúng chuẩn về bảo tồn kiến trúc, văn hóa, dịch vụ để

Nhà sàn ở Cồn Phú Mỹ - Đồng Tháp

TRANG THƠNG TIN NÀY CĨ SỰ PHỐI HỢP CỦA VĂN PHỊNG ĐIỀU PHỐI

NƠNG THÔN MỚI TRUNG ƯƠNG du lịch

Hát quan họ trước nhà người việt ở Bắc Ninh.

Nhà rông Tây Nguyên.

Một phần của tài liệu Tạp chí Nông Thôn Việt số 63 - Tháng 4.2021 (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)