II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 1 Thuận lợ
1. Giới thiệu cấu trúc chung chươngtrình Pascal
viết sẽ viết trên giao diện của Pascal. Giáo viên sẽ hướng dẫn cấu trúc của chương trình gồm 2 phần: phần khai báo và phần thân. Tuy nhiên, những từ khố và qui tắc đặt tên là những phần khó nhớ, dễ nhầm lẫn dẫn đến mất thời gian khi kiểm tra lỗi khi chạy chương trình. Vậy giáo viên sẽ cho học sinh nhắc lại cấu trúc này nhiều lần, nhất là những từ khoá, hoặc gọi học sinh lên bảng viết lại như kiểm tra từ vựng trong tiếng anh (vì thường là tiếng anh: program, uses, begin, end…)
Từ văn bản chương trình trên màn hình của Pascal yêu cầu học sinh xác định phần tên, phần khai báo, phần thân chương trình, chỉ rõ ý nghĩa của từng câu lệnh. Qua đó, học sinh hiểu rõ hơn về cấu trúc của một chương trình. Chẳng hạn đối với bài CT_dau_tien:
Program CT_dau_tien; {Tên chương trình là CT_dau_tien} Uses crt; {Khai báo thư viện}
Begin {Bắt đầu chương trình}
Write(‘Chao cac ban’); {In ra màn hình dịng chữ Chao cac ban} End. {Kết thúc chương trình}
Học sinh phải xác định được các từ khóa program, uses, begin, end; tên của chương trình là CT_dau_tien do người lập trình đặt, phần khai báo gồm có 2 dịng đầu tiên, phần thân chương trình là 3 dịng cịn lại, nội dung là in ra màn hình dịng chữ Chao cac ban bằng lệnh write.
Để học sinh có thể quen thuộc hơn với cấu trúc chương trình, giáo viên có thể u cầu học sinh viết chương trình in ra màn hình một bài ca dao tục ngữ, chẳng hạn như: cơng cha như núi Thái Sơn…, trong đầm gì đẹp bằng sen… để học sinh cảm thấy sự tương đồng của Pascal với Word, từ đó tự tin, thoải mái hơn khi học Pascal.