Nhóm biện pháp tăng cường hiệu quả quản lý đổi mới PPD-H và xây dựng chế độ, chính sách thuận lợi cho đổi mới PPD-H

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý nhằm hạn chế những yếu tố cản trở quá trình đổi mới phương pháp dạy học tại trường cao đẳng du lịch hà nội (Trang 82 - 88)

- Nhóm biện pháp nâng cao chất lƣợng và hiệu quả sử dụng cơ sở vật

TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘ

3.2.4. Nhóm biện pháp tăng cường hiệu quả quản lý đổi mới PPD-H và xây dựng chế độ, chính sách thuận lợi cho đổi mới PPD-H

chế độ, chính sách thuận lợi cho đổi mới PPD-H

3.2.4.1. Mục đích

Trong đổi mới PPD-H, nhà quản lý các cấp là một trong những thành tố ảnh hưởng trực tiếp đến phương hướng, đường lối và tạo dựng môi trường trong từng bước triển khai. Với vai trò vừa là người chỉ đạo, vừa là người thực hiện, họ phải là những người gương mẫu đi đầu. Mọi cản trở xuất phát từ phía CBQL sẽ lập tức ảnh hưởng đến các thành viên khác và ngăn cản sự trơi chảy của cả q trình đổi mới. Tại Trường CĐ DL HN, những biện pháp hạn chế các yếu tố cản trở đổi mới PPD-H liên quan đến các cấp QL hướng tới các mục tiêu sau:

- Xác định rõ vai trò, trách nhiệm cá nhân của CBQL trong đổi mới PPD-H. Trên cơ sở đó tiến hành phân cấp, phân cơng nhiệm vụ rõ ràng cho họ;

- Xác định các nội dung, lĩnh vực trong đổi mới và các công việc cần tiến hành trong mối liên hệ với quy trình quản lý đào tạo;

- Xây dựng cơ cấu tổ chức và các quy định, cơ chế thuận lợi cho đổi mới và quản lý đổi mới PPD-H trong điều kiện cụ thể của Trường;

- Tạo dựng và củng cố sự đồng thuận giữa CBQL với các thành viên khác,

tạo môi trường chia sẻ kinh nghiệm giữa những người tham gia;

- Tăng cường năng lực của đội ngũ CBQL trong các lĩnh vực quản lý sự thay đổi, sử dụng và quản lý trang thiết bị dạy học hiện đại, …

- Khắc phục các hạn chế về số lượng và chất lượng SV trong lớp để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đổi mới PPD-H.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện

* Nội dung các biện pháp

- Tập huấn về quản lý sự thay đổi trong GD&ĐT và quản lý đổi mới PPD-H song song với việc bồi dưỡng cho CBQL các kiến thức về PPD-H tích cực, quan điểm lấy người học làm trung tâm,

- Xây dựng kế hoạch, lộ trình đổi mới PPD-H của cả Trường và tại từng đơn vị trực thuộc. Kế hoạch này cần phù hợp với kế hoạch phát triển của Trường cũng như các nguồn lực hiện có và trong thời gian trước mắt;

- Xây dựng cơ chế quản lý đổi mới PPD-H, hình thành mạng lưới giao tiếp, trong đó chú trọng cơ chế thu thập thơng tin phản hồi;

- Phân cấp, phân công nhiệm vụ cụ thể đến từng cấp và từng CBQL trong suốt quá trình triển khai đổi mới PPD-H;

- Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng CNTT, kỹ năng sử dụng và quản lý các thiết bị dạy-học;

- Tổ chức cho CBQL tham quan, học tập kinh nghiệm của các cơ sở có nhiều thành cơng trong quản lý đổi mới PPD-H;

- Động viên, khen thưởng kịp thời các CBQL có sáng kiến quản lý thúc đẩy quá trình đổi mới PPD-H;

- Đổi mới các quy định về cách thức KTĐG theo hướng phù hợp với đổi

mới PPD-H;

- Ban hành các quy định hỗ trợ về tài chính, nhân lực nhằm giảm số lượng SV trong mỗi lớp để có quy mơ phù hợp với việc ứng dụng các PPD-H tích cực;

- Đảm bảo sự đồng đều tương đối về trình độ khi sắp xếp SV vào lớp. * Cách thức thực hiện các biện pháp

Biê ̣n pháp 1: Tập huấn về quản lý sự thay đổi trong giáo dục-đào tạo và quản lý đổi mới PPD-H

- Làm rõ và nhấn mạnh vai trò tiên phong của CBQL trong quá trình đổi mới PPD-H;

- Tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo dành cho CBQL về các nội dung cụ thể của đổi mới PPD-H trong mối quan hệ với quy trình đào tạo hiện có, các chức năng quản lý trong đổi mới PPD-H, các công cụ để quản lý đổi mới PPD-H;

- Ban giám hiệu chỉ đạo Phịng Đào tạo và các khoa, bộ mơn tổ chức ký cam kết thực hiện và quản lý tốt đổi mới PPD-H tại bộ phận mà CB đó đang quản lý;

- Giao cho Phòng NCKH và QHQT đề xuất và chủ trì đề tài về quản lý quá

trình đổi mới PPD-H tại Trường trong giai đoạn sắp tới.

Biê ̣n pháp 2: Yêu cầu các CBQL xây dựng kế hoạch, lộ trình đổi mới PPD-H tại đơn vị

- Thành lâ ̣p ban chỉ đa ̣o đởi mới PPD -H của Trường trong đó có đại diện của Ban giám hiệu, Đảng uỷ, Cơng đồn, Đồn Thanh niên và đại diện các các khoa, phòng chức năng;

- Ban chỉ đạo lập và trình Ban giám hiệu duyệt kế hoạch tổng thể về đổi mới PPD-H, trong đó cần đề cập rõ lộ trình thực hiện, mục tiêu của từng giai đoạn và các nội dung cần thực hiện theo thứ tự ưu tiên;

- Tại từng đơn vị , yêu cầu các CBQL dựa vào kế hoạch tổng thể nêu trên và thực tiễn kế hoa ̣ch chuyên môn của bô ̣ phâ ̣n và Trường để lâ ̣p kế hoa ̣ch tổ chức các hoạt động triển khai đổi mới PPD -H của bô ̣ phâ ̣n trong từng giai đoa ̣n . Trong các kế hoạch này phải trình bày cụ thể các mục tiêu, yêu cầu, nội dung, thời hạn triển khai, phương pháp tổ chức tiến hành, cơ chế quản lý và đánh giá cũng như các điều kiện hỗ trợ dựa trên các đặc thù về nguồn lực và hoạt động của bộ phận. Việc dự kiến

phân công trách nhiệm của các cá nhân tham gia cũng cần được quan tâm thích đáng để làm căn cứ kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện;

Biê ̣n pháp 3: Xây dựng cơ chế quản lý đổi mới PPD-H

- Ban giám hiệu chỉ đạo Phòng Đào tạo phối hợp với các bộ phận khác rà soát, đề xuất điều chỉnh quy trình quản lý đào tạo theo hướng tạo các điều kiện thuận lợi cho đổi mới PPD-H.

- Nhà trường cần giao cho Phịng Tổ chức - Hành chính làm đầu mối phối hợp với Ban tư vấn chế độ của Trường nghiên cứu, đề xuất cải tiến cơ chế đánh giá, khen thưởng căn cứ trên chất lượng và hiệu quả công việc thực tế của GV và CBQL . Kết hơ ̣p nhiều nguồn thông tin để đánh giá được khách quan .

+ Đối với GV, việc đánh giá giờ lên lớp và những cải tiến trong PPD-H phải căn cứ đồng thời vào các nguồn thông tin: tự đánh giá của bản thân, đánh giá của SV (thơng qua các phiếu hỏi có nội dung phù hợp) và các đồng nghiệp (thơng qua phiếu dự giờ và những nhận xét rút kinh nghiệm sau khi dự giờ).

+ Đối với CBQL, việc đánh giá cần căn cứ vào hai nguồn thông tin: tự đánh giá của bản thân và đánh giá của các GV, cán bộ khác trong bộ phận.

- Xem xét, tinh giản cơ cấu bộ máy quản lý, từng bước giao quyền tự chủ cho các khoa, đặc biệt là trong việc chỉ đạo các nội dung đổi mới PPD-H.

- Phịng Tổ chức- Hành chính phối hợp với Phịng Đào tạo và các khoa xây

dựng các chính sách khuyến khích đổi mới PPD-H như: giảm thời gian giảng dạy để GV tham gia các đề tài NCKH về đổi mới PPD-H, hỗ trợ các điều kiện về kinh phí, tài liệu, trang thiết bị dạy-học, ưu tiên tham dự các chương trình bồi dưỡng trong và ngoài nước về PPD-H và quản lý nhà trường, …

- Bên cạnh việc xây dựng kế hoạch, Ban chỉ đạo đổi mới PPD-H cần khẩn trương xây dựng quy trình quản lý đối với công tác này. Đây là một việc làm rất quan trọng nhằm tạo định hướng chung cho cả quá trình, giúp các cấp quản lý có bức tranh tổng thể và khoa học về mọi công việc đang được tiến hành. Quy trình quản lý đổi mới PPD-H phải thể hiện được bốn chức năng quản lý và bao gồm các nội dung sau:

+ Cam kết của các cá nhân, tập thể với Trường về triển khai hiệu quả các nội dung đổi mới đã được đề cập trong định hướng và kế hoạch của Trường và của các bộ phận đó;

+ Kế hoạch hố các cơng việc triển khai dựa trên cơ sở các cơ chế thơng thống cả về quản lý lẫn động viên, khuyến khích, khen thưởng, …

+ Tổ chức triển khai theo lộ trình thích hợp, có cơ chế chặt chẽ đảm bảo sự phối hợp từ GV đến các bộ mơn, khoa, phịng chức năng và đặc biệt là với Phòng Đào tạo và Ban chỉ đạo đổi mới PPD-H của Trường;

+ Chỉ đạo, giám sát và kiểm soát việc thực hiện đổi mới của GV và CBQL một cách thường xuyên và sâu sát, tránh trường hợp đổi mới PPD-H chỉ diễn ra trong các giờ hội giảng, khi có các đại biểu dự giờ. Muốn làm tốt điều này, chính

CBQL các khoa, bộ môn phải là người gương mẫu từ suy nghĩ đến các hành động hàng ngày và trong các hoạt động quản lý của mình. Bên cạnh đó cịn cần có một quy trình giám sát linh hoạt và khoa học tránh gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý của người được giám sát;

+ Kiểm tra, đánh giá việc triển khai và rút kinh nghiệm thường xuyên, cương quyết trên mọi góc độ với các hình thức đa da ̣ng để vừa điều chỉnh, vừa thúc đẩy q trình nhằm duy trì nó một cách bền vững . Đổi mới cơng tác kiểm tra , thanh tra chuyên môn theo hướng coi tro ̣ng chức năng phát hiê ̣n để phòng ngừa , điều chỉnh, tư vấn hơn là truy tìm sai sót. Chú trọng kiểm tra hoạt động dạy-học trên lớp của GV - SV.

- Ban giám hiê ̣u và ban chỉ đa ̣o đổi mới PPD -H cũng cần thườ ng xuyên tham gia , theo dõi và điều chỉnh các hoa ̣t đô ̣ng đổi mới thông qua vai trò của các CBQL khoa , bộ môn , Ban thanh tra giáo dục . Việc điều chỉnh cần được tiến hành sớm sau khi có kết quả đánh giá, tạo niềm tin của GV và CBQL.

Biê ̣n pháp 4: Phân cấp, phân công nhiệm vụ cụ thể đến từng cấp và từng CBQL trong suốt quá trình triển khai đổi mới PPD-H

Quá trình đổi mới PPD-H khơng thể chỉ được đề cập chung chung mà phải được triển khai cụ thể đến từng người, từng đơn vị, theo các cấp từ Trường đến khoa, bộ môn và từng CB, GV. Quá trình này cũng bao gồm nhiều công việc với những mối liên quan cụ thể đến từng cấp quản lý. Vì vậy, sự phân cơng, phân cấp cụ thể từ Ban giám hiệu đến từng khoa, phòng sẽ tạo điều kiện tránh sự chồng chéo trong thực hiện và quản lý, đảm bảo mọi người trong hệ thống nhìn nhận rõ chức trách, nhiệm vụ của cá nhân và sẵn sàng hỗ trợ lẫn nhau vì mục tiêu chung.

- Dựa trên nhiệm vụ chung của GV đã được quy định trong Điều lệ Trường

CĐ DL HN, giao cho từng khoa và bộ môn việc chủ động phân công nhiệm vụ cho GV. Dựa trên các mối quan hệ của mình, khoa cần chủ động đề xuất với Phịng Tổ chức - Hành chính và Phòng Đào tạo về việc mời các chuyên gia hoặc cán bộ kỹ thuật bậc cao, có uy tín của các doanh nghiệp tham gia vào q trình đào tạo.

- Phịng Tổ chức - Hành chính xem xét, điều chỉnh quy trình tuyển dụng GV mới theo hướng gọn nhẹ, giảm bớt các thủ tục hành chính.

- Tổ chức giao lưu, hội thảo, toạ đàm về công tác quản lý đổi mới PPD-H với sự tham gia của các CBQL, GV các khoa và các bộ phận phục vụ đào tạo khác như Phòng Đào tạo, Quản trị - Đời sống, Phòng Quản lý học sinh - SV, Phịng Kế tốn - Tài chính, Trung tâm Tư liệu - Thư viện, … Sự tham dự của các đoàn thể như Cơng đồn, Đồn Thanh niên nhà trường trong các cuộc gặp mặt này là điều cần thiết để tạo dựng môi trường đồng thuận rộng rãi và sâu sắc khi triển khai các hoạt động cải tiến PPD-H.

Biê ̣n pháp 5: Tổ chức bồi dƣỡng kỹ năng CNTT, kỹ năng sử dụng và quản lý các thiết bị dạy-học

Một trong các khó khăn hiện nay của Trường là một bộ phận CBQL, kể cả các cán bộ được giao quản lý các trang thiết bị dạy học, chưa nắm vững cách vận hành, bảo quản các trang thiết bị này. Để khắc phục hiện tượng này Nhà trường cần:

- Yêu cầu Phòng Quản trị - Đời sống phối hợp với các khoa kiểm kê, lập danh mục chính xác các trang thiết bị dạy học (kể cả lý thuyết và thực hành) hiện có của Trường.

- Đối với các trang thiết bị phục vụ học lý thuyết thông dụng: tổ chức các khoá tập huấn về cách sử dụng, bảo quản nói chung và khai thác các trang thiết bị này vào các PPD-H cụ thể. Kế hoạch tổ chức phải được thông báo sớm và rộng rãi đến các khoa để bố trí người tham dự. Cần tổ chức các khố học này lặp lại ít nhất từ hai đến ba lần để tạo điều kiện cho mọi người có thể tham gia.

- Đối với các trang thiết bị thực hành: tổ chức các buổi hướng dẫn sử dụng cho từng khoa (nếu là trang thiết bị đặc thù của ngành đào tạo) hoặc chung cho một vài khoa (nếu là các trang thiết bị có thể dùng chung cho nhiều chuyên ngành).

- Về kinh phí: giao Phịng Kế tốn - Tài chính đề xuất, chủ yếu sử dụng kinh phí bồi dưỡng, nâng cao trình độ của Trường

Biê ̣n pháp 6: Tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm của các cơ sở có nhiều thành cơng trong quản lý đổi mới PPD-H

Trên địa bàn Hà Nội và cả nước đã có nhiều đơn vị, trường ĐH, CĐ tổ chức tốt quá trình quản lý đổi mới PPD-H. Trường cần giao nhiệm vụ cho Phòng NCKH & QHQT kết hợp với Phịng Đào tạo, Phịng Kế tốn - Tài chính tìm hiểu và lập kế hoạch tổ chức các hình thức tham quan, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị này. Bên cạnh đó, thơng qua hoạt động đối ngoại, tìm kiếm cơ hội đưa CBQL tham quan học tập kinh nghiệm quản lý tại các trường nghề tương tự có PPD-H tiên tiến trong khu vực.

Trong kế hoạch, cần xác định rõ mục tiêu của từng chuyến đi cùng các nội dung cụ thể cần trao đổi. Trong các đồn cơng tác này, cần phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên tìm hiểu từng lĩnh vực đã đề cập trong nội dung giao lưu. Những người này cũng có trách nhiệm tổng kết các kinh nghiệm đã thu hoạch được ở từng cơ sở và so sánh giữa các cơ sở đã tham quan, báo cáo trước Ban giám hiệu và Ban chỉ đạo đổi mới PPD-H để xác định các yếu tố thích hợp có thể áp dụng trong thực tiễn của Trường.

Biê ̣n pháp 7: Động viên, khen thƣởng kịp thời các CBQL có sáng kiến quản lý thúc đẩy quá trình đổi mới PPD-H

Khen thưởng, đặc biệt là khen thưởng trước tập thể, là yếu tố có tác dụng khuyến khích, động viên rất nhiều đối với những người có thành tích. Vì vậy, khi các tập thể, cá nhân có các sáng kiến thúc đẩy và nâng cao hiệu quả của việc quản lý đổi mới PPD-H, Trường cần có những hình thức khen thưởng kịp thời và xứng đáng về cả vật chất và tinh thần. Việc khen thưởng này có thể được tiến hành ngay trong các cuộc họp chuyên môn của bộ môn hoặc các buổi họp của khoa. Bên cạnh đó, cần biểu dương những tập thể, cá nhân này trước toàn Trường, trong các lễ hội của Trường.

Nhà trường cần giao việc đề xuất các mức khen thưởng cho Phịng Tổ chức - Hành chính và Phịng Kế tốn - Tài chính trên cơ sở tham vấn Ban tư vấn chế độ. Nguồn kinh phí cho việc khen thưởng có thể trích từ quỹ khen thưởng của Trường hoặc thành lập quỹ riêng cho nhiệm vụ đổi mới PPD-H trên cơ sở phù hợp các quy định của Nhà nước và ngành Giáo dục.

Các CBQL đã có thành tích nâng cao hiệu quả đổi mới PPD-H cần được quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý nhằm hạn chế những yếu tố cản trở quá trình đổi mới phương pháp dạy học tại trường cao đẳng du lịch hà nội (Trang 82 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)