Nhóm biện pháp cải tiến chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý nhằm hạn chế những yếu tố cản trở quá trình đổi mới phương pháp dạy học tại trường cao đẳng du lịch hà nội (Trang 91 - 94)

- Nhóm biện pháp nâng cao chất lƣợng và hiệu quả sử dụng cơ sở vật

TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘ

3.2.6. Nhóm biện pháp cải tiến chương trình đào tạo

3.2.6.1. Mục đích

Chương trình đào ta ̣o thể hiện mục tiêu, nội dung đào tạo và phân bố thời gian đào tạo cho các khối kiến thức, … xuyên suốt quá trình đào tạo SV. Tại Trường CĐ DL HN, việc cải tiến chương trình đào tạo là nhằm đảm bảo tài liệu này ln có các nội dung hiện đại, cập nhật so với thực tiễn, có cấu trúc các mơn học hợp lý về thời gian và linh hoạt về tổ chức thực hiện, từ đó giúp nhà quản lý của tạo môi trường thuận lợi và điều kiện dễ dàng cho các GV và SV triển khai tốt các nội dung đổi mới PPH-H, nâng cao hiệu quả đào tạo.

3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện

* Nội dung các biện pháp

- Rà sốt và hồn thiện nội dung chương trình đào tạo theo hướng "mở", cập nhật và thiết thực;

- Đề xuất cơ cấu chương trình mềm dẻo có tỉ lệ hợp lý giữa các môn học bắt buộc và các môn học tự chọn;

- Tăng cường kiểm tra, rút kinh nghiệm việc triển khai thực hiện chương trình đào tạo.

* Cách thức thực hiện các biện pháp

Biê ̣n pháp 1: Rà sốt và hồn thiện nội dung chƣơng trình đào tạo theo hƣớng "mở", cập nhật và thiết thực

- Thành lập Ban tư vấn chương trình đào tạo. Thành viên của Ban này bao gồm đại diện Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo, Phịng NCKH & QHQT, các CBQL và GV có kinh nghiệm trong giảng dạy các chuyên ngành. Ngoài các thành viên trong Trường, cần mời các chuyên gia trong ngành Du lịch có nhiều kinh nghiệm thực tiễn và quan tâm đến vấn đề đào tạo nguồn nhân lực;

- Triển khai phân tích các yêu cầu cụ thể của ngành nghề đang đào tạo, các đặc trưng riêng có của Trường để làm cơ sở cho việc xây dựng chương trình;

- Tiến hành phân tích tính thích ứng của các chương trình đào tạo hiện có với thực tiễn để tìm ra mặt mạnh, mặt yếu của các chương trình đó;

- Trên cơ sở các văn bản quy định của Bộ GD&ĐT, Tổng cục Du lịch, thực tiễn yêu cầu của ngành nghề, thực tiễn triển khai chương trình đào tạo của Trường để bổ sung, hoàn thiện các nội dung của chương trình. Phát phiếu thăm dò ý kiến GV, CBQL và SV về chương trình đào tạo liên quan đến ngành nghề có liên quan trực tiếp đến họ;

- Tở chức hội thảo về chương trình đào tạo của Trường . Ngoài các CBQL, GV, SV của Trường, thành phần tham dự hội thảo cần có các các chuyên gia về phát triển chương trình đào tạo, các chuyên gia du lịch và đào tạo du lịch;

- Tổ chức cho GV, CBQL của Trường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về xây dựng chương trình đào tạo tại các cơ sở đào tạo du lịch có cấp học tương đương của các nước trong khu vực và thế giới như: Học viện Du lịch Thailand, Trung tâm đào tạo thuộc Hiệp hội DL-KS Singapore, Học viện Du lịch Cao Hùng - Đài Loan, Học viện TAFE - Australia, …

Biê ̣n pháp 2: Đề xuất cơ cấu chƣơng trình mềm dẻo có tỉ lệ hợp lý giữa các môn học bắt buộc và các môn học tự chọn

- Trưng cầu ý kiến của các CBQL và GV giàu kinh nghiệm để xác định tỷ lệ thời gian thích hợp cho các khối kiến thức trong chương trình đào tạo theo quy định của Bộ GD&ĐT;

- Thăm dò ý kiến phản hồi của các doanh nghiệp đã sử dụng SV của Trường về nội dung và chất lượng đào tạo (thể hiện qua hiệu quả làm việc của các SV như: kiến thức xã hội nói chung, kiến thức chuyên ngành du lịch, kỹ năng giao tiếp, trình độ ngoại ngữ, tin học, …). Đồng thời lấy ý kiến các doanh nghiệp về những nội dung kiến thức được coi là bắt buộc phải có đối với nhân viên làm việc trong lĩnh vực du lịch;

- Về cấu trúc nội dung của chương trình đào tạo cần chú ý các yêu cầu sau:

+ Có cấu trúc hợp lý giữa các khối kiến thức, trong đó phần kiến thức chuyên ngành trong khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp cần được tăng từ 30% hiện nay lên đến khoảng 40% tổng số đơn vị học trình. Đặc biệt, cần dành một tỷ lệ thời gian thích hợp cho các mơn học hướng tới những yêu cầu mới của ngành Du lịch trong thời đại hội nhập;

+ Tăng số đơn vị học trình dành cho ngoại ngữ và tin học;

+ Tăng tỷ lệ thời gian dành cho thực hành, thực tập chuyên môn tại Trường và tại các cơ sở thực tập;

+ Tăng tỷ lệ thời gian dành cho khối kiến thức ngoại khố lên ít nhất gấp đôi. Thể hiện rõ các môn học tự chọn hoặc thay thế trong nội dung chương trình. Các khoa cần giao nhiệm vụ cho GV chủ nhiệm hướng dẫn SV cụ thể về lợi ích của những môn học này và thủ tục đăng ký theo học.

Biê ̣n pháp 3: Tăng cƣờng kiểm tra, rút kinh nghiệm việc triển khai thực hiện chƣơng trình đào tạo

- Ban giám hiệu chỉ đạo Phòng Đào tạo phối hợp chặt chẽ với Ban thanh tra giáo dục kiểm tra thường xuyên và chặt chẽ việc thực hiện chương trình đào tạo của các khoa thông qua kiểm tra giờ lên lớp của GV, kiểm tra việc bố trí GV, bố trí mơn học của khoa, …

- Xây dựng và phát phiếu khảo sát ý kiến các SV năm cuối của hệ Cao đẳng và các GV đã trực tiếp giảng dạy về chương trình đào tạo, các CBQL của Trường và các cơ sở sử dụng lao động do Trường đào tạo. Trong phiếu này cần chú ý thu thập số liệu đánh giá chương trình theo năm tiêu chí: tính trình tự, tính gắn kết, tính phù hợp, tính cập nhật và tính hiệu quả;

- Chỉ đạo Ban tư vấn chương trình đào tạo triển khai thu thập ý kiến, phân tích và đề xuất Ban giám hiệu các vấn đề cần cải tiến trong chương trình mơn học để nó thực sự tạo điều kiện cho quá trình đổi mới PPD-H;

- Giao Phòng NCKH & QHQT đề xuất và lập kế hoạch triển khai các đề tài NCKH về quản lý và phát triển chương trình đào tạo cũng như tích cực vận động tìm kiếm các nguồn kinh phí cho công tác này như: quỹ NCKH của Tổng cục Du lịch, chương trình quốc gia về phát triển du lịch, dự án phát triển chương trình đào tạo nghề du lịch ASEAN, …

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý nhằm hạn chế những yếu tố cản trở quá trình đổi mới phương pháp dạy học tại trường cao đẳng du lịch hà nội (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)