Kinh nghiệm sản xuất vụ đông của một số địa phương

Một phần của tài liệu nghiên cứu phát triển sản xuất cây vụ đông (Trang 38 - 42)

. Về bảo quản, chế biến

2.2.2. Kinh nghiệm sản xuất vụ đông của một số địa phương

Tỉnh Bắc Giang

Bắc Giang là vùng bán sơn địa nên có rất nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất cây vụ đơng như địa hình dốc, dễ thốt nước, có hệ thống sơng ngịi,

ao hồ phong phú, thuận lợi về điều kiện khí hậu, thời tiết. Do đó cây vụ đơng được đưa vào sản xuất ở Bắc Giang từ rất lâu. Nhưng sản xuất cây vụ đông ở tỉnh Bắc Giang những năm trước đổi mới vẫn kém phát triển, sản xuất manh mún và theo phương thức quảng canh, do đó năng suất thấp. Cây vụ đơng được trồng chủ yếu là khoai lang, cây thuốc lá và một số loại rau. Năng suất các cây trồng vẫn còn thấp như khoai lang đạt 3-4 tạ/sào năm 1981.

Những năm gần đây, Bắc Giang đã đưa các giống cây trồng có khả năng thích ứng cao và có giá trị kinh tế vào sản xuất như: Lạc đơng, đậu đỗ, rau sạch. Về diện tích, năng suất cây vụ đơng đều liên tục tăng. Năm 1995 diện tích vụ đơng là 19.400 ha, đến năm 2004 diện tích là 38.600 ha. Về năng suất: lạc năm 1998 là 9,5 tạ/ha, đến năm 2004 đạt 14,3 tạ/ha; ngô năm 1990 đạt 19 tạ/ha, đến 2004 đạt 28 tạ/ha (Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang). Như vậy, Bắc Giang không chỉ chú trọng phát triển vụ đơng về diện tích mà đã chuyển sang phát triển những cây rau cao cấp đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Thành phố Hà Nội

Những năm gần đây diện tích các loại cây vụ đơng biến động khơng đều do q trình đơ thị hố đã thu hẹp một phần diện tích đất nơng nghiệp. Tuy nhiên, năng suất và sản lượng cây vụ đơng nói chung lại có xu hướng tăng dần. Năm 2000 năng suất đạt 170 tạ/ha, đến năm 2003 đạt 185 tạ/ha. Năng suất không ngừng tăng lên là do Hà Nội có lợi thế tiếp cận nhanh với các tiến bộ KHKT. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều các cơng trình KH nghiên cứu nhằm giúp cho nơng dân nâng cao năng suất và sản lượng cây vụ đông [25].

Để đáp ứng nhu cầu về thực phẩm sạch và an tồn của người dân thủ đơ ngày càng cao, Hà Nội đã chú trọng đầu tư mạnh vào lĩnh vực này. Sản xuất rau an tồn được tiến hành theo một số mơ hình: sản xuất tập trung, hoặc

các hộ sản xuất chịu sự quản lý của các HTX theo các quy trình kỹ thuật đã được hướng dẫn qua các đợt tập huấn kỹ thuật tại địa phương. Theo thống kê của Sở Nơng nghiệp Hà Nội năm 2003 tồn thành phố Hà Nội có 816 ha rau an toàn tập trung chủ yếu ở các huyện Gia Lâm, Đơng Anh, Thanh Trì, Từ Liêm [9].

Đa số các cây vụ đông đều cho giá trị cao. Giá trị thu được của cải bắp là 37,27 triệu đồng/ha, của cà chua là 75,17 triệu đồng/ha, giá trị thu được của cải củ là 26,1 triệu đồng/ha. Chính vì thế mà ngày nay cây vụ đơng đã chiếm một tỷ lệ đáng kể trong cơ cấu cây trồng của nhân dân.

Ở Hà Nội, chương trình sản xuất rau hữu cơ đã được đưa vào trồng thử nghiệm ở một số xã thuộc huyện Từ Liêm. Tuy năng suất thấp do khơng sử dụng phân bón hố học, mẫu mã không đẹp, giá cả sản phẩm lại cao hơn rau thường 1,5 đến 2 lần nhưng chúng tơi thấy đây là loại hình sản xuất có thể phát triển mạnh trong tương lai.

Huyện Gia Lộc - tỉnh Hải Dương

Gia Lộc là huyện có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất cây rau màu, đặc biệt là cây vụ đông.

Việc phát triển sản xuất cây vụ đơng của huyện khơng chỉ có ý nghĩa tăng vụ, mà đã trở thành sản xuất hàng hoá. Cây vụ đông đã được trồng phổ biến ở tất cả các xã trong huyện. Trong những năm gần đây, tổng diện tích cây vụ đơng hàng năm đều đạt trên 60% diện tích đất nơng nghiệp [7].

Các chủng loại rau được sản xuất rất đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, do đặc tính của cây rau và thói quen của người dân nên phổ biến vẫn là một số loại rau quen thuộc như bắp cải, su hào, cải xanh, súp lơ… và gần đây, cây dưa hấu – một loại cây được coi là có giá trị kinh tế cao cũng đã được đưa vào sản xuất trên địa bàn huyện.

Bên cạnh việc chú ý phát triển sản xuất cây rau thường truyền thống, những năm gần đây, cùng với xu hướng phát triển chung của xã hội, thực hiện chủ trương phát triển vùng sản xuất rau an tồn và chất lượng cao của Sở Nơng nghiệp và PTNT tỉnh, huyện Gia Lộc cũng đã và đang tiến hành từng bước mở rộng diện tích trồng rau an tồn. Năm 2003, tổng diện tích trồng rau an tồn của huyện là 86 ha (chủ yếu là bắp cải chiếm 71,44%); năng suất đạt 2.620 kg/sào; giá trị sản xuất đạt 2.772 nghìn đồng; thu nhập hỗn hợp là 2.340 nghìn đồng, cao rất nhiều so với thu nhập của cây lúa. Đây là việc làm mang tính quy mơ chiến lược, nó vừa có ý nghĩa về mặt xã hội lại vừa có ý nghĩa kinh tế cao, góp phần tăng thêm thu nhập cho nơng dân, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng [7].

Mơ hình trồng cây vụ đơng của hộ ơng Đinh Hồng Tâm, xã Đốc Tín, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây

Từ vụ đông năm 2006 được sự tư vấn về kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Tây, ông Tâm đã mạnh dạn mượn gần 94 ha đất bỏ không của các hộ nông dân trong xã và xã lân cận để sản xuất đậu tương. Đây là hộ có quy mơ diện tích đậu tương đông lớn nhất tỉnh Hà Tây.

Để đảm bảo đậu tương được gieo trồng trong khung thời vụ tốt nhất ông Tâm đã sử dụng máy gieo 8 tấn hạt giống, chủ yếu là các giống DT 84 và DT 96 do Trung tâm Khuyến nông và Viện Di truyền cung cấp. Với việc tuân thủ chặt chẽ quy trình chăm sóc và phịng trừ sâu bệnh hại nên năng suất đậu tương của hộ ơng Tâm khá cao, trung bình khoảng 1,4 tấn/ha. Khơng chỉ áp dụng cơ giới vào khâu gieo hạt ơng Tâm cịn sử dụng lò sấy để đảm bảo chất lượng sản phẩm đậu tương.

Với chi phí khoảng 2,8 triệu đồng/ha hộ ơng Tâm thu lãi trung bình 3,5 triệu đồng/ha đậu tương đông, cao hơn so với trồng lúa.

Mạnh dạn gieo trồng đậu tương với diện tích lớn nhất tỉnh, gia đình ơng inh Hồng Tâm đã nêu một tấm gương điển hình trong phong trào hộ sản xuất làm giầu từ nông nghiệp. Vừa năng động, dám nghĩ, dám làm lại biết áp dụng tiến bộ kỹ thuật sử dụng máy vào khâu gieo hạt tranh thủ được thời vụ tốt nhất, mơ hình trồng 260 mẫu đậu tương của anh Hồng Tâm là rất đáng khen ngợi và là tấm gương để cho các địa phương noi theo, tận dụng đất đai làm giầu chính đáng trên quê hương mình.

Một phần của tài liệu nghiên cứu phát triển sản xuất cây vụ đông (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w