Các bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn

Một phần của tài liệu nghiên cứu phát triển sản xuất cây vụ đông (Trang 42 - 43)

. Về bảo quản, chế biến

2.2.3.Các bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn

- Bài học thứ nhất: Việc lựa chọn cây trồng trong sản xuất vụ đông phải căn cứ vào điều kiện đất đai, trình độ thâm canh và nhu cầu thị trường. Thực tế cho thấy qua quá trình phát triển, Bắc Giang đã lựa chọn được nhóm cây vụ đơng phù hợp với tính chất đất đai của tỉnh trung du, đó là cây lạc, đậu tương, đỗ các loại.

Các huyện ngoại thành và vùng phụ cận Hà Nội do trình độ thâm canh của nơng dân cao và nằm trong vành đai cung cấp thực phẩm cho Hà Nội đã chọn nhóm cây rau các loại là cây trồng chính trong sản xuất vụ đơng.

- Bài học thứ hai: Khung thời vụ là yếu tố ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả sản xuất vụ đông. Cũng như các cây trồng trong các vụ sản xuất khác, cây vụ đơng cũng địi hỏi sự tn thủ chặt chẽ về khung thời vụ. Tuy nhiên, vấn đề thời vụ của sản xuất vụ đông phải được đặt trong mối tương quan với các vụ sản xuất khác trong năm để lựa chọn cơ cấu mùa vụ hợp lý.

- Bài học thứ ba: Để phát triển sản xuất cây vụ đông, việc đầu tư hợp lý đối với từng loại cây trồng, từng loại đất, từng loại hộ … có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế.

- Bài học thứ tư: Muốn phát triển sản xuất cây vụ đông cần nghiên cứu kỹ thị trường tiêu thụ sản phẩm; thị trường cần sản phẩm nào thì phát triển cây vụ đơng đó.

- Bài học thứ năm: Sự hỗ trợ của nhà nước về kỹ thuật, nhất là kỹ thuật thâm canh các cây trồng mới. Kỹ thuật thâm canh là một trong những yếu tố quan trọng bảo đảm cho sự phát triển bền vững của sản xuất vụ đông. Để các hộ sản xuất sớm nắm bắt và làm chủ kỹ thuật sản xuất cần có sự phối hợp chặt chẽ của cơ quan nghiên cứu, khảo nghiệm và công tác tập huấn, phổ biến phù hợp.

Một phần của tài liệu nghiên cứu phát triển sản xuất cây vụ đông (Trang 42 - 43)