. Về bảo quản, chế biến
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY VỤ ĐÔNG HUYỆN KIM THÀNH Từ những năm 1960 của thế kỷ trước, nhờ thành quả của tiến bộ về
Từ những năm 1960 của thế kỷ trước, nhờ thành quả của tiến bộ về giống lúa và sự thay đổi cơ cấu mùa vụ, cùng với những địa phương khác của miền Bắc, sản xuất vụ đơng ở Kim Thành bắt đầu được hình thành Tuy nhiên phải đến cuối những năm 70 vụ đơng mới chiếm một vị trí đáng kể trong ngành trồng trọt. Thời kỳ này, sản xuất vụ đơng chủ yếu là đóng vai trị cung cấp thêm lương thực phục vụ nhu cầu nhân dân và thức ăn chăn nuôi.
Những năm từ 1981 - 1989, sản xuất vụ đông của huyện Kim Môn (hai huyện Kim Thành và Kinh Môn sáp nhập từ năm 1968 đến 1997) đạt được những kết quả vượt bậc trên các mặt diện tích, sản lượng và giá trị. Bình qn thời kỳ này diện tích cây vụ đơng mỗi năm đạt khoảng 5.000 ha, năm 1988 là năm có diện tích cao nhất đạt 6.500ha, chiếm 43% diện tích đất canh tác [8]. Nhờ có được nhu cầu lớn, ổn định và dễ tính là của Liên Xơ trước đây và các nước Đông Âu về tinh dầu tỏi, hành, Kim Môn cùng với Nam Thanh trở thành một trong những vùng trọng điểm sản xuất tỏi và hành của tỉnh Hải Hưng cũ. Bình qn diện tích trồng tỏi chiếm 51% diện tích cây vụ đơng với sản lượng hàng năm xấp xỉ 25 ngàn tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu tỏi củ của Kim Môn đạt cao nhất vào năm 1987 với 3,8 triệu rúp [8].
Những năm từ 1990 - 1995, do mất thị trường xuất khẩu ở các nước XHCN, trong khi người nơng dân lại chưa kịp thích ứng với những thay đổi của cơ chế quản lý nên diện tích cây vụ đơng ở Kim Mơn giảm mạnh, bình quân hàng năm chỉ còn khoảng 2.000 ha, chỉ bằng 1/3 diện tích những năm trước đó [8]. Ngồi việc duy trì cây vụ đông truyền thống là củ đậu, sản phẩm vụ đông giai đoạn này chủ yếu phục vụ mục đích chăn ni.
Từ cuối những năm 90, nhờ những chuyển biến tích cực trong đời sống kinh tế xã hội nói chung, đặc biệt là sự vận dụng thành cơng thể chế kinh tế thị trường sản xuất vụ đông của huyện Kim Thành phát triển mạnh trở lại nhờ
phát huy được kinh nghiệm truyền thống và được lợi thế gần các thị trường lớn trong khu tam giác kinh tế trọng điểm phía bắc. Trong thời kỳ này ở khu vực Phú Thái - Kim Thành cũng đã hình thành một đội ngũ thương lái đơng đảo chun thu gom nông sản phục vụ nhu cầu các thị trường Quảng Ninh, Hải Phịng, Hà Nội và các tỉnh phía Nam.
Những nhân tố trên đã góp phần thúc đẩy sản xuất vụ đơng của huyện phát triển trở lại. Nhờ vậy, liên tục từ năm 1998 đến năm 2005, diện tích cây vụ đơng ở Kim Thành đã khơng ngừng được mở rộng, tốc độ tăng diện tích bình qn thời kỳ này là 2,5%/năm.
4.1.1. Tình hình phát triển cây vụ đơng của huyện Kim Thành giai đoạn 2005 - 2007