. Về bảo quản, chế biến
4. Phân tổ hộ điều tra theo quy mơ diện tích đất có khả năng sản xuất vụ đông
4.1.2.3. Các nguyên nhân ảnh hưởng
4.1.2.3.1. Chi phí sản xuất cây vụ đơng
Cũng như đối với các cây trồng khác chi phí sản xuất cây vụ đông của các hộ được cấu thành bởi 2 thành phần chính. Thứ nhất là các chi phí mà hộ phải đầu tư để thuê mua bên ngoài (vật tư, thuê lao động …). Thứ hai là một số chi phí của bản thân hộ như phân chuồng, lao động gia đình. Những chi phí nhóm hai này rất khó hạch tốn trong điều kiện kinh tế hộ.
a) Chi phí sản xuất cây vụ đơng nói chung
Chi phí sản xuất dưa hấu
Cây dưa hấu được đưa vào trồng đại trà ở Kim Thành khoảng 5 năm trở lại đây. Điều tra cho thấy 100% các hộ đã sử dụng phân vô cơ đủ cả 3 yếu N,P, K trong q trình chăm sóc. Dưa hấu là cây dễ mẫn cảm với điều kiện thời tiết nên chi phí thuốc bảo vệ thực vật khá cao với mức bình qn
3,1 triệu đồng mỗi ha, chi phí làm đất và các khoản chi bằng tiền khác (bảo vệ đồng ruộng, diệt chuột…) là 2,95 triệu đồng cho mỗi ha. Đối với yếu tố phân hữu cơ, các hộ đầu tư bình quân mỗi ha dưa hấu khoảng 83 tạ phân chuồng. Còn về đầu tư lao động các hộ đầu tư trung bình 833 ngày cơng cho mỗi ha từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch và tuỳ từng hộ có thể là cả cơng tiêu thụ (xem bảng 4.14).
Chi phí sản xuất ngơ
Với ưu điểm thích ứng được với nhiều chất đất, và khơng địi hỏi đầu tư vật chất và lao động nhiều như các cây trồng khác. Thời gian sinh trưởng ngắn hơn và có thể trồng bầu để chủ động về thời vụ. Ngồi ra ngơ cịn là sản phẩm quan trọng dùng trong chăn ni. Vì vậy cây ngơ được trồng khá phổ biến ở các xã vùng bãi của huyện Kim Thành để phát huy các lợi thế sẵn có. Tổng chi phí cho 1 ha ngơ là 8,31 triệu đồng thấp hơn nhiều so với các cây vụ đông khác. Đầu tư lao động cho 1 ha ngô là 310 ngày công, chỉ bằng 1/3 so với các cây trồng khác.
Chi phí sản xuất khoai tây
Những năm từ 1987 đến 1992 cây khoai tây Pháp được trồng khá phổ biến ở huyện Kim Thành thơng qua một chương trình hỗ trợ phát triển nơng nghiệp. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây của huyện tăng đáng kể trong giai đoạn này. Tuy nhiên sau nhiều vụ trồng, các giống khoai tây nhập nội bị thoái hoá đã làm giảm năng suất, trong khi chưa có giống khoai tây mới nào thay thế nên diện tích khoai tây đã giảm nhanh trong chỉ trong vài năm sau đó.
Vài năm trở lại đây trước những đe dọa của dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên rau quả đối với sức khoẻ con người thì nhu cầu tiêu dùng các loại thực phẩm an toàn như khoai tây ngày một tăng. Cùng với những tiến bộ về giống trong nước (giống Thường Tín) và sự xuất hiện của giống nhập ngoại
(các giống khoai tây Đức, Trung Quốc) thì cây khoai tây đã phát triển trở lại trong vụ đông ở Kim Thành.
Tổng chi phí cho một ha khoai tây khoảng 21 triệu đồng, trong đó chủ yếu là chi phí giống, phân bón và phịng trừ sâu bệnh. Chi phí này lớn hơn hầu hết chi phí cho các cây vụ đơng trên địa bàn. Đầu tư phân chuồng cho khoai tây cũng tương đối cao so với các cây vụ đông khác từ 50 - 70%.
Bảng 4.14: Chi phí sản xuất cây vụ đơng năm 2007
(tính bình qn 1 ha)
Chỉ tiêu ĐVT Dưa hấu Ngô Khoai tây đậuCủ 1. Tổng chi phí mua ngồi tr.đ 15,51 8,31 21,36 27,98
- Giống ” 3,61 1,67 12,64 11,18 - Đạm ” 1,69 1,53 1,67 1,82 - Lân ” 1,41 0,79 0,92 1,53 - Kali ” 1,50 0,75 1,20 1,05 - BVTV, trừ cỏ ” 3,14 1,11 1,53 5,89 - Làm đất ” 1,67 1,25 1,39 1,72 - Thuê lao động ” 1,22 0,21 0,87 1,43 - Chi khác ” 1,27 1,00 1,14 3,36 2. Chi phí gia đình
- Phân hữu cơ tạ 83,33 70,83 166,67 97,22
- Lao động n. công 888,90 310,00 694,40 912,00
Nguồn số liệu: Điều tra hộ
Chi phí sản xuất củ đậu
Cây củ đậu được đưa vào trồng trong vụ đông ở Kim Thành từ khá lâu. Với quy mơ diện tích chiếm 94% và sản lượng chiếm 98% của tồn tỉnh, có thể coi đây là vùng chuyên canh sản phẩm của tỉnh Hải Dương.
Chi phí sản xuất cho cây củ đậu thuộc loại lớn nhất trong số các cây vụ đơng ở Kim Thành, bình qn 1 ha củ đậu được đầu tư khoảng 26,55 triệu đồng. Do có hàm lượng nước cao trong sản phẩm nên cây củ đậu dễ mắc các loại bị sâu cuốn lá, bệnh lở cổ rễ, đốm lá và rỉ sắt gây hại. Do vậy chi phí phịng trừ sâu bệnh thường chiếm trên 22% tổng chi phí. Cây củ đậu cũng địi hỏi chăm sóc khá thường xuyên nên đầu tư lao động bình qn 912 ngày cơng cho mỗi ha, gấp 3 lần so với đầu tư lao động cho cây ngơ. Các chi phí đạm, lân, kali chiếm khoảng 20% tổng chi phí trung gian và thường cao hơn chi phí của các cây vụ đơng khác trung bình từ 10 - 15 %.
b) Chi phí sản xuất cây vụ đơng theo nhóm hộ
Một trong những nguyên nhân khiến hiệu quả kinh tế của nhóm hộ khá đạt cao hơn nhóm hộ khác là do mức đầu tư của nhóm hộ này cho cây vụ đơng cũng cao hơn các nhóm hộ khác, nhất là các cây trồng địi hỏi đầu tư cao được trồng với mục đích hàng hố như dưa hấu, củ đậu. Bình quân 1ha dưa hấu mức đầu tư chi phí trung gian nhóm hộ khá cao hơn 8% so với nhóm hộ trung bình, đầu tư phân hữu cơ cho 1 ha củ đậu của nhóm hộ khá cao hơn 14% so với nhóm hộ kém.
Tuy nhiên đối với các cây vụ đông được trồng nhiều với mục đích tận dụng đất đai hoặc tạo sản phẩm cho chăn ni của gia đình như cây ngơ thì sự khác biệt về mức đầu tư của các hộ là không đáng kể (Phụ lục số liệu 3).
c) Chi phí sản xuất cây vụ đơng theo vùng canh tác
Việc đầu tư cho cây vụ đông ở vùng đất cao nội đồng so với vùng đất bãi khác biệt khơng lớn. Bình qn đầu tư chi phí trung gian cho 1 ha khoai tây và dưa hấu trên 2 loại đất này khác nhau lần lượt là 2% và 5%.
Tuy nhiên bình qn trên mỗi đơn vị diện tích cây vụ đơng trên vùng đất trũng thấp hơn khá lớn so với các vùng cịn lại. Chi phí trung gian của 1 ha củ đậu và dưa hấu trên đất trũng thấp hơn so với vùng đất cao nội đồng lần lượt là
9% và 8%. Nguyên nhân chủ yếu là do trên vùng đất trũng các hộ phải giành nhiều hơn đất đai để làm lối thoát nước nên mật độ cây trồng ở vùng này thường thấp hơn các vùng có điều kiện canh tác thuận lợi hơn (Phụ lục số liệu 4).
4.1.2.3.2. Việc tuân thủ quy trình thâm canh của các cịn nhiều hạn chế
Qua điều tra cho thấy một trong những nguyên nhân dẫn đến việc năng suất cây vụ đông ở huyện Kim Thành chưa cao là do việc thực hiện quy trình thâm canh cây vụ đơng của các hộ cịn thiếu chặt chẽ. Hầu hết các mức đầu tư đều thấp hơn so với quy trình kỹ thuật.
Đối với cây khoai tây và dưa hấu mức đầu tư phân vô cơ và phân hữu cơ chỉ đạt trung bình 70% đến trên 80% mức đầu tư theo quy trình. Do hai cây trồng này mới được đưa vào trồng đại trà trong vụ đông của huyện khoảng 5 năm gần đây nên các hộ chưa nắm bắt kịp thời kỹ thuật chăm sóc và chưa tích luỹ được kinh nghiệm sản xuất nên việc đầu tư chưa đảm bảo yêu cầu.
Riêng cây ngô, mặc dù được trồng phổ biến trong vụ đông từ nhiều năm nay nhưng với mục đích chính là khai thác khu vực đất bãi ven sông để tạo nguồn thức ăn chăn nuôi nên các hộ chưa thực sự quan tâm đến quy trình thâm canh.
Trong số các cây vụ đơng điều tra chỉ có duy nhất cây củ đậu là đầu tư tương đối đúng quy trình kỹ thuật. Nguyên nhân do cây trồng này được trồng với mục đích thương mại cao nên các hộ rất quan tâm và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm chăm sóc. Trong số các yếu tố đầu tư chỉ duy nhất lượng phân chuồng là thấp hơn so với quy trình kỹ thuật do khả năng đáp ứng của nhiều hộ còn hạn chế (Phụ lục số liệu 5).
Một trong những nguyên nhân của việc tuân thủ quy trình đầu tư chưa đảm bảo là do nhận thức về tầm quan trọng của khoa học kỹ thuật trong canh
tác cây vụ đông chưa cao. Điều tra cho thấy trong 5 năm từ 2003 đến 2007 còn gần 65% số hộ chưa từng nghe phổ biến về kỹ thuật sản xuất vụ đông ở địa phương thơng qua 1 trong 3 hình thức là dự tập huấn, tham gia sinh hoạt cộng đồng và nghe phổ biến trên hệ thống truyền thanh. Về nguyên nhân các hộ khơng tham gia có tới trên 53 % số hộ cho cho rằng nội dung phổ biến là không quan trọng họ đã biết hoặc có thể nắm bắt thơng tin qua hàng xóm (Phụ lục số liệu 6). Do vậy để vụ đơng của huyện phát triển cần các cấp chính quyền, các hộ nông dân cần quan tâm đúng mức đến công tác tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật.
Hậu quả của việc khơng thực hiện đúng quy trình kỹ thuật đã được khuyến cáo ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả sản xuất cây vụ đông của các hộ.
Nếu lấy năng suất cây vụ đông của tỉnh Hải Dương làm căn cứ so sánh thì hầu hết các cây vụ đơng của huyện Kim Thành đều chưa đạt đến mức bình quân chung của tỉnh Hải Dương, trừ cây củ đậu. Tuy nhiên nếu so sánh giữa năng suất cây vụ đông của các hộ nông dân Kim Thành với năng suất một số giống cây vụ đông do Trung tâm khảo nghiệm giống cây trồng Hải Dương và các tài liệu khoa học đã cơng bố thì khoảng cách này cịn khá lớn. Bảng 4.15 cho thấy năng suất dưa hấu của các hộ chỉ bằng 88,20% năng suất khảo nghiệm, chỉ tiêu này đối với các cây ngô, khoai tây và củ đậu lần lượt là 92,95%, 90,28% và 94,72%.
Bảng 4.15: So sánh năng suất cây vụ đông huyện Kim Thành với năng suất khảo nghiệm
(tính bình qn 1 ha)
ĐVT: tạ/ha
Chỉ tiêu Điều tra hộ
(1) Khảo nghiệm (2) (1)/(2) (%) - Dưa hấu 211,67 240,00 88,20 - Ngô 47,22 51,00 92,59
- Khoai tây 126,39 155,00 81,54
- Củ đậu 473,61 500,00 94,72
Nguồn: Điều tra hộ và tổng hợp từ các tài liệu [14], [15], [16]
Từ hạn chế về năng suất dẫn đến hiệu quả kinh tế sản xuất vụ đông của các hộ đạt được cũng vẫn cịn thấp hơn so với tiềm năng có thể đạt được. Giả sử giá các yếu tố đầu vào không đổi, nếu đầu tư theo khuyến cáo thì hiệu quả kinh tế sản xuất cây vụ đơng của các hộ tăng lên đáng kể, trong đó cao nhất là khoai tây và dưa hấu, giá trị gia tăng trên mỗi bình quân ha bình quân tăng thêm khoảng 4 triệu đồng (Phụ lục số liệu 7).
4.1.2.3.3. Tiêu thụ sản phẩm vụ đông
Tỷ suất sản phẩm hàng hố cây vụ đơng
Có thể thấy sản xuất vụ đơng ở Kim Thành mang tính hàng hố hố rõ rệt. Với khối lượng sản phẩm lớn, thời gian tiêu thụ ngắn và nhu cầu tiêu dùng gia đình khơng lớn nên tỷ suất hàng hoá của sản phẩm dưa hấu và củ đậu đạt cao nhất trong các sản phẩm vụ đông. Hầu hết sản phẩm dưa hấu và củ đậu làm ra đều được sử dụng vào mục đích thương mại với lần lượt 98,71% và 99,12% khối lượng sản phẩm trở thành hàng hoá.
Đối với cây khoai tây do một phần sản phẩm được sử dụng cho nhu cầu tiêu dùng gia đình như làm thực phẩm, làm giống nên tỷ suất sản phẩm hàng hố khơng cao bằng các sản phẩm khác, chỉ đạt 84,36%. Riêng cây ngô hầu hết sản phẩm sản xuất ra để đáp ứng nhu cầu chăn nuôi nên tỷ suất hàng hoá chỉ đạt 35,30%.
Bảng 4.16: Tỷ suất sản phẩm hàng hố cây vụ đơng năm 2007
Chỉ tiêu Tỷ suất (%)
- Dưa hấu 98,71
- Ngô 35,30
- Khoai tây 84,36
Nguồn số liệu: Điều tra hộ
Thị trường tiêu thụ
Lợi thế lớn nhất của sản xuất vụ đông Kim Thành là có thị trường tiêu thụ sản phẩm khá lớn và ổn định từ nhiều năm nay là thị trường Quảng Ninh và Hải Phịng. Với đội ngũ thương lái đơng đảo, nhiều điểm thu gom và mối quan hệ truyền thống với các trung tâm phân phối nông sản ở các địa phương này, chắc chắn trong nhiều năm tới nếu khai thác tốt đây vẫn là những thị trường đầy hứa hẹn của sản phẩm vụ đông huyện Kim Thành.
Với trên 40 nhà máy với khoảng 3.000 công nhân và khi dự án Trường Đại học công nghệ Vinashin và dự án khu công nghiệp Kim Thành và một số cụm cơng nghiệp khác được triển khai thì lượng nông sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng ở đây cũng khá lớn. Đây sẽ là những nhân tố mới góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ nơng sản mà huyện Kim Thành cần chủ động phát huy.
Hình thức tiêu thụ, kênh tiêu thụ
Người trồng vụ đông ở Kim Thành tiêu thụ sản phẩm dưới 2 hình thức: tiêu thụ trực tiếp và tiêu thụ gián tiếp. Mỗi hình thức tiêu thụ đều có những ưu nhược điểm nhất định. Tiêu thụ trực tiếp có lợi ở chỗ được giá cao nhưng quy mô tiêu thụ không nhiều trong khi tiêu thụ gián tiếp lại phù hợp với những hộ có quy mơ sản phẩmlớn và thiếu sức lao động.
Tiêu thụ trực tiếp tức là các hộ bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng. Tiêu thụ gián tiếp tức là các hộ bán sản phẩm cho các đối tượng trung gian là người thu gom và người bán buôn (Sơ đồ 1).
72,36% Người tiêu dùng Người sản Người thu gom Người
22,56%
5,08%
Sơ đồ 1: Kênh tiêu thụ sản phẩm dưa hấu
Bảng 4.17: Tỷ lệ sản phẩm vụ đông theo các hình thức tiêu thụ
Đơn vị tính: %
Hình thức tiêu thụ Dưa hấu Ngô Khoai tây Củ đậu
- Trực tiếp 5,08 31,54 4,50 6,25
- Gián tiếp 94,92 68,46 95,50 93,75
Tổng 100 100 100 100
Nguồn: Điều tra hộ
Nghiên cứu cho thấy hầu hết sản phẩm vụ đông được tiêu thụ thông qua các khâu trung gian, trong đó vai trị của tư thương thu gom tại địa phương là rất lớn, chỉ có từ 4% đến 5% các sản phẩm củ đậu, dưa hấu và khoai tây là do các hộ tự vận chuyển ra chợ trong địa bàn tỉnh để bán. Nguyên nhân do số lượng các sản phẩm này lớn, thời gian tiêu thụ ngắn trong khi nhu cầu của thị trường Hải Dương không lớn. Riêng đối với sản phẩm ngô hạt do thời hạn bảo quản dài nên các hộ thường tích trữ để bán cho các hộ chăn ni trong khu vực có nhu cầu (Bảng 4.17).
Tóm lại:
Sản xuất vụ đơng mang lại hiệu quả kinh tế cao và đóng góp một phần đáng kể trong cơ cấu thu nhập của các hộ. Trong đó cây củ đậu đạt hiệu quả
kinh tế cao nhất trên tất cả các phương diện sử đầu vào: đất, vốn và lao động.
Hầu hết sản phẩm vụ đông của huyện được sản xuất với mục đích thương mại, trong đó các thị trường truyền thống là Quảng Ninh, Hải Phòng và Hà Nội.
4.1.2.3.4. Thị trường các yếu tố đầu vào của sản xuất vụ đông không thuận lợi
Nội dung phân tích này nhằm làm rõ những biến động về giá cả các yếu tố đầu vào chủ yếu của sản xuất vụ đông gồm đạm, lân, kali và giá bán sản phẩm vụ đông của các hộ.
Thống kê từ trong giai đoạn 2000 - 2007 cho thấy giá các vật tư nông nghiệp chủ yếu liên tục tăng qua các năm, bình quân trong giai đoạn này giá đạm tăng 14,07%, kali tăng 13,62% và lân tăng 10,30% mỗi năm. Đặc biệt từ