Kỹ thuật trồng dưa hấu

Một phần của tài liệu nghiên cứu phát triển sản xuất cây vụ đông (Trang 108 - 112)

- Gieo trồng

3. Kỹ thuật trồng dưa hấu

* Đặc tính giống

- Là giống lai F1 do Cơng ty P.S thuộc tập đồn SEMINIS của Mỹ sản xuất. Dạng quả dài màu xanh thẫm có sọc mờ rất đẹp, vỏ mỏng vừa nên không bị nứt quả ngồi đồng và thích hợp cho vận chuyển đi xa.

- Cây sinh trưởng và phát triển rất khoẻ, chống chịu tốt với điều kiện bất thuận và nhiều loại sâu bệnh.

- Tỷ lệ ra hoa đậu quả cao (dễ lấy quả) quả to đồng đều 3 - 4kg, phẩm chất ngon, độ đường cao, ít hạt…

* Kỹ thuật gieo trồng 3.1. Thời vụ

- Có thể trồng được cả 3 vụ trong năm.

3.2. Chuẩn bị hạt giống và cây con

- Để trồng 1 sào Bắc bộ cần 15 - 17g hạt.

- Ngâm hạt trong nước ấm 6 - 8 giờ. Vớt ra rửa sạch, chà kỹ cho hết nhớt, đem bọc trong khăn bơng ẩm, gói lại bỏ vào túi ni lơng buộc kín miệng rồi ủ ở nhiệt độ 28 - 300C, khi hạt vừa nhú mầm thì đem gieo ngay.

- Nên gieo vào bầu ươm, mỗi bầu một hạt, sâu 1 cm rồi lấp đất bột rồi tưới ẩm. Cây con có 1,5 lá thật thì đem trồng.

3.3. Chuẩn bị đất, lên luống, phủ bạt Plastic

- Đất trồng dưa phải được luân canh với cây trồng khác họ. Nên rải vôi để xử lý đất với lượng 20 - 30kg/sào trước trồng 7 -10 ngày.

- Chia ruộng thành từng cặp luống cách nhau 5,2 - 5,5 m. Lên luống cao 30cm, rộng 1m, mặt luống rộng 50 - 60cm, rãnh rộng 30cm.

- Dẫn nước vào mương cho ẩm đất. Dùng dụng cụ đục lỗ vào bạt đường kính 7cm, đục dọc theo mé mương nước, cao hơn mực thuỷ chuẩn 5cm, sẽ trồng cây ở vị trí này.

3.4. Khoảng cách và mật độ trồng:

Cây cách cây trên hàng 40cm (320 - 340 cây/sào).

3.5. Bón phân

Lượng phân bón cho một sào trung bình như sau:

- Bón lót: 1m3 phân chuồng ủ mục + 8- 10kg NPK (16-16-8) + 10kg Supe lân hoặc 40kg phân hữu cơ vi sinh + 10 - 20kg Supe lân + 3 - 5kg KCL + 15 - 18kg NPK (16-16-8).

- Bón thúc lần 1: 20 - 25 ngày sau trồng khi cây bị tới mép bạt. Bón táp luống mé ngồi mép bạt. 15 - 18kg NPK (16-16-8) + 6 - 8kg KCL.

- Bón thúc lần 2: Khi nụ hoa cái thứ nhất nở (bón thúc nụ). Tưới rãnh 3 - 5kg NPK (16-16-8).

- Bón thúc lần 3: Sau khi chuyển quả (dưa bằng ngón tay cái). Tưới rãnh: 3 - 5kg NPK (16-16-8) + 2kg KCL.

- Bón thúc lần 4: Khi trái to 1- 1,5kg: Tưới rãnh: 3 - 5kg NPK (16-16- 8) + 1 - 2kg KCL.

3.6. Tưới nước

- Cần sử dụng biện pháp tưới rãnh để cung cấp đủ nước cho cây, giữ ẩm thường xuyên.

- Trước khi thu hoạch 5 ngày cần bón 1,5kg kali và ngừng tưới nước để tăng độ ngọt của dưa.

- Khi cây có 5 lá thật, tiến hành bấm ngọn để tạo ra 3 dây trèo hoặc có thể lấy một thân chính và hai nhánh cấp 1. Khi dưa ngả ngọn, dùng lạt tre mỏng ghim cố định dây dưa cho khỏi lung lay, hướng cho dưa bị vng góc với luống.

3.8. Chọn nụ cái, thụ phấn bổ sung, tuyển trái

- Từ 6-8 giờ sáng tiến hành thụ phấn bổ sung cho hoa dưa (hoa cái thú nhất ngắt bỏ, không thụ phấn).

- Chọn quả ở vị trí thứ hai hoặc 3, trái đều, cuống dài, nhiều nông tơ mướt, không bị tì vết, sâu bệnh.

- Mỗi gốc chỉ để lại 1 quả đạt tiêu chuẩn, ngọn dưa bò tới giữa ruộng thì bấm ngọn.

3.9. Phịng trừ sâu bệnh hại dưa

- Bọ trĩ: Dùng Confidor 100 SL: 5 - 7 ml/8 lít. Marshal 200 SC: 20 - 25ml/8 lít; Abatimec 3.6.

- Sâu vẽ bùa, rầy mềm: dùng Regent 800 WG: 1,5g/8 lít nước; Abatimec 3.6. - Sâu ăn tạp, sâu xanh ăn lá: Dùng lannate 40 SP pha 20 - 25g/8 lít. Mimic 20F : 10 - 15ml/8 lít.

- Bệnh thán thư: Dùng Nustar 40EC . Antracol 70WP,…

- Bệnh héo dây chảy mủ: dùng Eminent 125/150 EC., Kocide..

- Bệnh thối rễ héo dây: Dùng Champion 77WP; Benlat-C 50 WP; Ridomil-MZ. - Bệnh héo tươi do vi khuẩn Pseudomonas sp.

- Biện pháp phịng trừ: khơng trồng liên canh, tiêu huỷ cây bệnh. Xử lý đất trồng bằng vôi bột + Phèn xanh, phun ngừa định kỳ bằng thuốc kháng khuẩn: + Kasumin 2L: 30 - 35ml/8 lít. Starner 20 WP, pha 15 - 20g/8 lít.

- Bệnh sương mai, bệnh phấn trắng: Dùng Score 250 EC; Cuzzate-M8 72WP. Eminent 125/150 EC./.

Một phần của tài liệu nghiên cứu phát triển sản xuất cây vụ đông (Trang 108 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w