Tình hình phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu nghiên cứu phát triển sản xuất cây vụ đông (Trang 47 - 49)

. Về bảo quản, chế biến

3. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HUYỆN KIM THÀNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.2.3 Tình hình phát triển kinh tế

Những năm qua kinh tế của huyện Kim Thành tăng trưởng với tốc độ khá cao và ổn định, bình quân giai đoạn 2005 - 2007 đạt trên 11%. Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch mạnh theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, từ 52,4% năm 2003 xuống cịn 37,7% năm 2007. Thu nhập bình quân đầu người năm 2005 đạt 5,7 triệu đồng, xếp thứ 4/12 huyện, thành phố của tỉnh Hải Dương [23].

Bảng 3.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Kim Thành giai đoạn 2005 - 2007

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

Tổng sản phẩm 11,66 12,26 13,81

Trong đó: - Nơng nghiệp và thuỷ sản 4,2 4,50 3,72 - Tiểu thủ CN & XD 25,58 27,50 26,66

Nguồn: Phịng Thống kê huyện Kim Thành [23]

Ngành nơng nghiệp của huyện chủ yếu vẫn là trồng trọt, chiếm 62,3% trong cơ cấu giá trị sản xuất. Trong lĩnh vực chăn ni - thuỷ sản thì chăn ni lợn giữ vai trị chủ đạo. Sản lượng thịt lợn hơi toàn huyện tăng mạnh qua các năm với tốc độ bình quân 6,7%/năm (giai đoạn 2005 - 2007). Ngành nuôi trồng và khai thác thuỷ sản của huyện trong những năm qua cũng đã có sự đột phá mạnh mẽ vươn lên trở thành một trong những lĩnh vực mũi nhọn của sản xuất nơng nghiệp với mức tăng bình qn 2,3 lần/năm trong giai đoạn 2005- 2007.

Bảng 3.3: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện Kim Thành giai đoạn 2005 - 2007

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

- Trồng trọt 65,3 63,9 62,3

- Chăn nuôi, thuỷ sản 32,5 33,8 35,2

- Dịch vụ 2,2 2,3 2,5

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Kim Thành [23]

Bảng 3.3 cho thấy những năm qua cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt và tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi. Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch trong 3 năm gần đây cịn chậm. Năm 2005 ngành chăn ni, thuỷ sản chiếm 32,5%, năm 2007 tăng lên chiếm 35,2% giá trị sản xuất tồn ngành nơng nghiệp. Cũng trong thời gian trên ngành trồng trọt đã giảm tương ứng từ 65,3 % xuống còn 62,3%. Điều đáng quan tâm ở đây là tỷ trọng ngành chăn nuôi ngày càng tăng trong khi giá trị tuyệt đối của ngành trồng trọt vẫn tăng đều với nhịp độ bình quân 5,2% mỗi năm. Nguyên nhân là do thời gian qua huyện đã triển khai có hiệu quả các chương trình phát triển chăn ni như: chương trình Sind hố đàn bị, lạc hố đàn lợn, các hình thức chăn ni tập trung theo hướng trang trại cũng được khuyến khích phát triển. Bên cạnh đó trong trồng

trọt việc đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống lúa, đặc biệt là việc mở rộng diện tích cây vụ đơng, cây rau màu có giá trị kinh tế cao cũng đã làm tăng giá trị sản xuất trên mỗi ha đất canh tác.

Một phần của tài liệu nghiên cứu phát triển sản xuất cây vụ đông (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w