Phát triển cây vụ đông

Một phần của tài liệu nghiên cứu phát triển sản xuất cây vụ đông (Trang 30 - 31)

Dựa trên cơ sở lý luận về phát triển kinh tế, chúng ta có thể quan niệm phát triển cây vụ đông là sự tăng tiến về quy mô, sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu cây trồng, cơ cấu chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế - xã hội. Như vậy, phát triển cây vụ đông bao hàm cả sự biến đổi về số lượng và chất lượng.

- Sự thay đổi về lượng đó là sự tăng lên về quy mô diện tích, khối lượng sản phẩm và tổng giá trị sản xuất vụ đông.

- Sự thay đổi về chất bao gồm sự chuyển dịch cơ cấu diện tích cây vụ đông theo hướng tăng tỷ trọng diện tích những cây có hiệu quả kinh tế cao, sự tăng lên về năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập/ đơn vị diện tích cây vụ đông.

- Ngoài ra, trong sản xuất cây vụ đông những thay đổi tích cực về mặt xã hội như tạo việc làm cho lao động nông thôn, làm tăng lợi ích của cộng

đồng, hay những lợi ích về môi trường như không làm suy thoái, ô nhiễm các nguồn tài nguyên đất, nước, không khí… cũng là những biểu hiện của sự phát triển.

Theo chúng tôi, phát triển cây vụ đông cần tuân theo những nguyên tắc sau:

- Phát triển bền vững: phát triển cây vụ đông phải đảm bảo cả hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và bảo vệ môi trường.

- Phát triển cây vụ đông phải theo hướng sản xuất hàng hoá: sản xuất hàng hoá đối với cây vụ đông không có nghĩa là tạo ra với khối lượng lớn mà cần căn cứ vào nhu cầu của người tiêu dùng để ra các quyết định sản xuất: mở rộng diện tích, thay đổi cơ cấu cây trồng…

- Phát triển cây vụ đông phải dựa trên cơ sở phát huy những tiềm năng về đất đai, lao động, điều kiện tự nhiên, thị trường… của từng vùng. Trên phạm vi xã hội sản phẩm vụ đông nên phát triển đa dạng nhưng ở mỗi địa phương, mỗi vùng chỉ nên chọn phát triển một vài loại sản phẩm mà địa phương có lợi thế.

Một phần của tài liệu nghiên cứu phát triển sản xuất cây vụ đông (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w