Các yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã phú thọ (Trang 27 - 29)

1.4. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trƣờng Trung học cơ sở

1.4.1. Các yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học

cơ sở

Đội ngũ cán bộ quản lý trường học có vai trò rất quan trọng cho sự thành công hay thất bại trong sự nghiệp giáo dục của nhà trường. Sản phẩm lao động của đội ngũ cán bộ quản lý là “nhân cách - sức lao động”. Đội ngũ cán bộ quản lý trường học là một bộ phận lao động tinh hoa của nhà trường, lao động của họ trực tiếp và gián tiếp thúc đẩy phát triển sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường.

Khi nói về tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ quản lý trong bối cảnh giáo dục bước sang thế kỷ XXI, Raja Roy Singh, nhà giáo dục nổi tiếng Ấn Độ, chuyên gia giáo dục nhiều năm của tổ chức giáo dục UNESCO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã phát biểu: Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giữ vai trò quyết định trong quá trình giáo dục và đặc biệt trong việc định hướng giáo dục: Trong quá trình dạy học, giáo viên không chỉ là người truyền thụ những phần tri thức rời rạc, giáo viên cũng đồng thời là người hướng dẫn, người cố vấn, người mẫu mực của người học. Do đó giáo viên khơng phải là chuyên về một ngành hẹp mà là người cán bộ tri thức, không ngừng học tập suốt đời. Để hồn thiện q trình dạy học, cả nngười dạy, người học phải cùng nhau làm việc, cùng nhau tìm hiểu và khám phá giống như những người bạn.

Trong các nhiệm vụ, cần lưu ý đến việc: “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng để tiếp tục xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của tồn xã hội về vai trị trách nhiệm của nhà giáo và nhiệm vụ xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có chất lượng cao, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, trong sáng về đạo đức, tận tuỵ với nghề nghiệp, làm trụ cột thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”

Nhìn chung, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của hệ trường THCS trong những năm qua được nâng lên đáng kể, góp phần to lớn vào sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở trong cả nước, thúc đẩy

sự nghiệp đổi mới quê hương, đất nước. Song, trong thực tiễn quản lý, đội ngũ này còn biểu hiện những hạn chế nhất định do nhiều yếu tố tác động, vì vậy, chúng ta cần có những biện pháp để tiếp tục khắc phục.

Nội dung phát triển đội ngũ CBQL gồm ba yếu tố: Phát triển về số lượng, về cơ cấu và chất lượng.

- Về số lượng: Phát triển bảo đảm đủ số lượng CBQL theo quy định của Bộ GD&ĐT. Mỗi trường THCS có một hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng tùy theo quy mơ của từng trường.

- Về cơ cấu: Phát triển đội CBQL cán bộ quản lý đồng bộ về tuổi, giới tính, dân tộc, thâm niên quản lý, vùng miền.

- Về chất lượng: Theo quan niệm của triết học cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một người, một sự vật, sự việc chính là chất lượng. Chất lượng đội ngũ CBQL hiện nay là tổng hợp thống nhất biện chứng những giá trị, những thuộc tính đặc trưng, bản chất của đội ngũ CBQL về mặt con người và các mặt hoạt động, quy định và phản ánh mức độ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của đội ngũ cán bộ trong điều kiện kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập quốc tế.

Tóm lại, phát triển đội ngũ CBQL trường THCS nhằm nâng cao chất lượng cho từng cá nhân CBQL, đồng thời là sự phát triển chung của cả đội ngũ CBQL về chất lượng, số lượng, cơ cấu trình độ nhằm đổi mới giáo dục đào tạo hiện nay nói chung và đổi mới giáo dục THCS nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã phú thọ (Trang 27 - 29)