Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã phú thọ (Trang 67 - 70)

2.6. Đánh giá chung về thực trạng

2.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Do điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí thuộc vùng trung du miền núi, thị xã Phú thọ còn thiếu thốn về điều kiện vật chất, không thu hút vốn đầu tư bên ngoài. Dẫn đến thiếu nguồn kinh phí đầu tư, tạo điều kiện cho phát triển giáo dục đào tạo.

Công tác quy hoạch, tạo nguồn hiệu trưởng trường THCS thực hiện chưa hiệu quả. Sự quan tâm của chính quyền các cấp chưa đứng mức, chưa xây dựng được các tiêu chí trong việc lựa chọn hiệu trưởng trường THCS theo chuẩn.

Trong q trình quản lý, hiệu trưởng cịn thụ động, trông chờ vào sự lãnh đạo của cấp trên; chưa mạnh dạn đổi mới cơ chế quản lý giáo dục THCS, phát huy vai trị lãnh đạo và quản lý của mình. Dẫn đến hiệu quả cơng việc chưa cao, chưa tạo được sự đột phá trong việc nâng cao thành tích cho nhà trường. Một số CBQL xử lý còn thiếu kiên quyết, nể nang trong việc sàng lọc giáo viên có tay nghề yếu kém và vi phạm đạo đức nhà giáo.

Công tác kiểm tra, đánh giá và tổ chức bồi dưỡng CBQL chưa được quan tâm đúng mức, việc đánh giá hiệu trưởng vẫn được thực hiện theo quy định nhưng thực hiện cịn chung chung, ít lượng hóa. CBQL thiếu kiến thức- kĩ năng về quản lý trường học hiện đại. Việc cập nhật, đổi mới phương pháp quản lí cịn bộc lộ nhiều yếu kém.

Chính quyền các cấp chưa quan tâm tạo môi trường làm việc cho hiệu trưởng, một số trường cơ sở vật chất, trang thiết bị cịn thiếu.

Chế độ chính sách đối với nhà giáo, CBQL chậm sửa đổi, chưa thích ứng với thời kỳ hội nhập và tốc độ phát triển của nền kinh tế thị trường. Đời sống vật chất của nhà giáo và CBQL cịn gặp nhiều khó khăn, không tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo và CBQL yên tâm công tác, cống hiến cho nghề nghiệp.

Tiểu kết chƣơng 2

Từ việc nêu khái quát tình hình KT - XH, thị xã Phú Thọ phân tích thực trạng về giáo dục THCS, thực trạng về chất lượng đội ngũ CBQL trường THCS thị xã, thực trạng các yếu tố quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THCS thị xã Phú Thọ, tôi nhận thấy rằng đội ngũ CBQL Trường THCS thị xã có ưu điểm nổi bật sau:

Có phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức tốt, năng lực chun mơn vững vàng có tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, yêu nghề, yêu học sinh, gương mẫu và có uy tín với tập thể, với các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đồn thể và nhân dân địa phương.

Tuy nhiên, đội ngũ CBQL trường THCS thị xã Phú Thọ còn bộc lộ những hạn chế sau:

Năng lực, nghiệp vụ quản lý của một bộ phận CBQL chưa thực sự ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, tính chuyên nghiệp chưa cao, bộc lộ rõ nhất trong năng lực thực hiện các chức năng quản lý (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra).

Chất lượng công tác quản lý của đội ngũ CBQL trường THCS thị xã Phú Thọ khơng đồng đều, cịn bất cập, hiệu quả quản lý còn hạn chế địi hỏi ta phải có sự nhìn nhận, đánh giá tồn diện, sâu sát và đề ra những giải pháp quản lý cần thiết có tính khả thi cao để tạo ra sự đồng bộ và toàn diện của đội ngũ.

Việc nâng cao chất lượng CBQL trường học nói chung, CBQL trường THCS nói riêng nhằm khắc phục những yếu kém trong thời gian qua và đáp ứng những yêu cầu xây dựng nhà trường là một việc làm cấp thiết. Một tiêu chí hàng đầu để xây dựng một nhà trường vững mạnh, tồn diện là có CBQL giỏi. Ngành GD&ĐT thị xã Phú Thọ cần có một đội ngũ CBQL đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có phẩm chất và năng lực ngang tầm nhiệm vụ.

Để khắc phục những tồn tại, yếu kém đã nêu trên tôi mạnh dạn đề ra những giải pháp phù hợp và thực hiện đồng bộ, có hiệu quả những giải pháp đó nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL Giáo dục, trong đó có đội ngũ CBQL giáo dục, trường THCS thị xã Phú Thọ.

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TẠI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã phú thọ (Trang 67 - 70)