đội ngũ CBQL các trƣờng THCS trên địa bàn thị xã Phú Thọ
2.3.1. Mục đích khảo sát
Nghiên cứu thực trạng để thấy được số lượng, cơ cấu, chất lượng của đội ngũ và công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS trên địa bàn thị xã Phú thọ. Những thuận lợi, khó khăn và các yếu tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS, từ đó có cơ sở thực tiễn đề xuất các giải pháp khả thi nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS thị xã Phú Thọ.
2.3.2. Nội dung khảo sát
Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng về đội ngũ CBQL trường THCS thị xã Phú Thọ.
Khảo sát, đánh giá về thực trạng công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS thị xã Phú Thọ
ngũ CBQL trường THCS thị xã Phú Thọ.
Khảo sát, đánh giá về tính cần thiết, khả thi của các giải pháp đề xuất về phát triển đội ngũ CBQL trường THCS thị xã Phú Thọ.
2.3.3. Phương pháp khảo sát
- Phương pháp điều tra: Sử dụng phiếu hỏi để điều tra: lãnh đạo các phòng ban thuộc UBND thị, CBQL, giáo viên trường THCS thị xã Phú Thọ.
- Phương pháp phỏng vấn: Kết hợp điều tra bằng phiếu hỏi với việc phỏng vấn các đối tượng trên về các nội dung nghiên cứu.
2.3.4. Đối tượng khảo sát
- Đối tượng khảo sát gồm có:
+ Lãnh đạo UBND thị xã; lãnh đạo Ban tổ chức Thị uỷ; lãnh đạo Phòng Nội vụ; lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&DT.
+ CBQL, giáo viên trường THCS trên địa bàn thị xã Phú Thọ.
- Địa bàn khảo sát: Tất cả trường THCS công lập thị xã Phú Thọ (tổng số trường được khảo sát là: 10 trường).
- Tổng số đối tượng tham gia khảo sát là: 60 người, phân thành các nhóm như sau:
+ Nhóm 1: Lãnh đạo UBND thị xã; lãnh đạo Ban tổ chức Thị uỷ; lãnh đạo Phòng Nội vụ; lãnh đạo, chuyên viên Phịng GD&DT: 10 người
+ Nhóm 2: HT, các Phó HT trường THCS, 23 người + Nhóm 3: Giáo viên các trường THCS, 27 người