2.6. Đánh giá chung về thực trạng
2.6.2. Những hạn chế
- Một số ít hiệu trưởng trường THCS còn chưa thực sự gương mẫu trước đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh, chưa thực sự khắc phục khó khăn vươn lên hồn thành nhiệm vụ. Trình độ và năng lực quản lý nhà trường của một bộ phận nhỏ CBQL cịn hạn chế như: ít cập nhật nghiệp vụ quản lý hiện đại, lúng túng trong chỉ đạo, điều hành cơng việc, một số CBQL có độ tuổi cao nên dẫn đến một số trì trệ trong cơng việc, chưa chủ động, linh hoạt trong tham mưu công việc với lãnh đạo.
- Công tác phát triển đào tạo, bồi dưỡng CBQL trường THCS theo chuẩn hiệu trưởng trường THCS được triển khai nhưng chưa sâu rộng, chưa hiệu quả. Chính quyền địa phương (xã, phường) còn thiếu quan tâm trong công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS. Tuy công tác bồi dưỡng cán bộ đã được triển khai nhưng vẫn còn bộc lộ những yếu kém như: Cịn mang
tính hình thức, chưa chú trọng đến chất lượng và hiệu quả như: Chưa có kế hoạch cụ thể phù hợp với từng cấp, từng bậc học, chưa đầu tư đi học tập kinh nghiệm quản lý của các đơn vị bạn tiên tiến, chưa tạo có hội cho CBQL rút kinh nghiệm và có kế hoạch thay đổi trong cơng tác quản lí của cá nhân mình.
- Cơng tác thanh tra, kiểm tra của phòng GD&ĐT mặc dù thường xun, nhưng chưa hiệu quả, đơi khi cịn mang tính hình thức. Mặc dù cơng tác thanh, kiểm tra trình độ chun mơn đã được triển khai song chất lượng chưa cao, quá trình thực hiện còn qua quýt, việc đánh giá xếp loại còn nể nang, e ngại % giáo viên có giờ giảng xếp loại tốt còn cao, trong khi chất lượng giảng dạy còn nhiều hạn chế.
- Công tác đánh giá xếp loại giáo viên và đánh giá thi đua vẫn cịn mang nặng tính hình thức, chạy theo hình thức. Một số đơn vị có trên 80% giáo viên xếp loại tốt, nhưng chất lượng giáo dục lại không tương xứng.