Năm biện pháp nêu trên đóng vai trị rất quan trọng trong phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS. Mỗi biện pháp có vị trí, vai trị và chức năng khác nhau, song nó có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại hỗ trợ lẫn nhau. Các biện pháp này phải được thực hiện một cách đồng bộ và thống nhất trong quá trình quản lý. Nếu tách bạch từng biện pháp riêng lẻ một cách tuyệt
đối thì khơng có tác dụng đem lại lợi ích, giá trị đối với cơng tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cũng như trong hoạt động quản lý.
Trong quá trình phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cần phải chú ý vận dụng các biện pháp phát triển phù hợp với từng thời điểm, giai đoạn cụ thể, phù hợp với từng điều kiện của từng địa phương, đơn vị thì đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS nói riêng và cán bộ quản lý giáo dục nói chung mới phát triển một cách đồng bộ, chất lượng ngày càng được nâng cao, đáp ứng với yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của thời kỳ CNH - HĐH đất nước.
Từ những giải pháp trên, chúng ta nhận thấy mỗi giải pháp có vị trí, tầm quan trọng và phạm vi tác động nhất định đến công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS. Mỗi giải pháp là thành phần của một thể thống nhất, quan hệ hữu cơ với nhau, tương tác lẫn nhau để thúc đẩy quá trình nâng cao hiệu quả quản lý phát triển đội ngũ CBQL trường THCS.
Trong điều kiện của thị xã Phú Thọ, một tỉnh trung du miền núi cịn gặp những khó khăn về điều kiện kinh tế, cũng như thu hút các nguồn lực về vật chất để hỗ trợ cho đội ngũ CBQL trường THCS, tác giả nhận thấy tuy sáu giải pháp trên có mối quan hệ hữu cơ, thống nhất không tách rời nhưng với điều kiện thực tế hiện nay của thị xã Phú thọ, tác giả xin được chú trọng vào giải pháp một đó là: Phát hiện, lựa chọn đội ngũ cán bộ, giáo viên nguồn kế cận hiệu trưởng trường THCS. Vì có phát hiện, lựa chọn được đội ngũ CBQL, giáo viên kế cận thì mới có cơ sở để quy hoạch và lập kế hoạch đào tạo phù hợp. Giúp đối tượng được quy hoạch có cơ hội học tập phát huy thế mạnh, khắc phục hạn chế, phấn đấu vươn lên là hiệu trưởng tốt cho tương lai của các nhà trường.