Nội dung phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã phú thọ (Trang 29 - 33)

1.4. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trƣờng Trung học cơ sở

1.4.2. Nội dung phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở

1.4.2.1. Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý

Một trong những hoạt động quản lý của người quản lý là công tác quy hoạch đội ngũ. Nó có tác dụng làm cho cơ quan quản lý hoặc người quản lý biết được về số lượng, chất lượng, cơ cấu tuổi, trình độ và cơ cấu chuyên môn, cơ cấu giới... của từng CBQL và cả đội ngũ CBQL; đồng thời xây dựng được kế hoạch phát triển đội ngũ; nhằm tìm ra các biện pháp nâng cao chất lượng cho từng CBQL và cả đội ngũ để họ có được khả năng hoàn thành

nhiệm vụ. Hơn nữa, cơ sở chủ yếu mang tính định hướng cho việc vận dụng và thực hiện các chức năng cơ bản của quản lý vào hoạt động quản lý bộ máy tổ chức và đội ngũ nhân sự giáo dục trong thị xã nói chung và trong các trường THCS nói riêng chính là kết quả quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý.

Như vậy, nói đến đội ngũ CBQL là nói đến công tác quy hoạch một công việc rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, quy hoạch phát triển đội ngũ được xem là một lĩnh vực trong hoạt động quản lý và cũng là một lĩnh vực cần đề xuất giải pháp quản lý.

1.4.2.2. Đánh giá chất lượng đội ngũ CBQL

Một trong những chức năng quan trọng của công tác quản lý là đánh giá chất lượng đội ngũ CBQL. Vì vậy, đây là một trong những nội dung không thể thiếu được trong công tác quản lý của các cơ quan quản lý và của các chủ thể quản lý nói chung và của cơng tác tổ chức cán bộ nói riêng.

Đánh giá đội ngũ để biết thực trạng mọi mặt của đội ngũ, và qua đó dự báo về tình hình chất lượng đội ngũ đồng thời vạch ra những kế hoạch khả thi đối với hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ. Mặt khác, kết quả đánh giá CBQL nếu chính xác lại là cơ sở cho việc mỗi cá nhân có sự tự điều chỉnh bản thân nhằm thích ứng với tiêu chuẩn đội ngũ. Nói như vậy, đánh giá đội ngũ CBQL có liên quan mật thiết đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL. Như vậy, để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nói chung và CBQL THCS nói riêng khơng thể khơng nhận biết chính xác về chất lượng đội ngũ thơng qua hoạt động đánh giá đội ngũ; để từ đó thiết lập các giải pháp quản lý khả thi.

1.4.2.3. Tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng và luân chuyển đội ngũ CBQL

Tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng và luân chuyển đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và CBQL nói riêng là cơng việc thuộc lĩnh vực công tác tổ chức và cán bộ.

- Tuyển chọn, bổ nhiệm chính xác các CBQL có đủ phẩm chất và năng lực cho một tổ chức là yếu tố quan trọng để phát triển tổ chức nói chung và thực chất là tạo điều kiện tiên quyết cho tổ chức đó đạt đến mục tiêu của nó. Mặt khác, những tiêu chuẩn cho việc tuyển chọn, bổ nhiệm CBQL lại là những yêu cầu tất yếu cho việc thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL.

- Thực chất của việc miễn nhiệm CBQL là làm cho đội ngũ CBQL luôn đảm bảo các yêu cầu về chuẩn, không để cho đội ngũ CBQL có những thành viên khơng đủ u cầu. Đây là một hình thức nâng cao chất lượng đội ngũ.

- Tác dụng của luân chuyển CBQL là làm cho chất lượng đội ngũ được đồng đều trong các tổ chức; hơn thế còn tạo điều kiện thoả mãn các nhu cầu của CBQL.

Hai mặt trên đều gián tiếp làm nâng cao chất lượng CBQL.

Qua phân tích trên cho thấy, các hoạt động tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm và luân chuyển cán bộ nói chung là các hoạt động trong lĩnh vực quản lý cán bộ. Như vậy không thể thiếu được những giải pháp quản lý khả thi.

1.4.2.4. Chế độ, chính sách đối với đội ngũ CBQL

Kết quả một hoạt động của con người nói chung và chất lượng một hoạt động của con người nói riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố mang tính động lực thúc đẩy hoạt động của con người. Chế độ, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ CBQL cịn chứa đựng trong đó những vấn đề mang tính đầu tư cho nhân lực theo dạng tương tự như “tái sản xuất” trong quản lý kinh tế. Chính từ vấn đề có chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với đội ngũ mà chất lượng đội ngũ được nâng lên. Nhìn chung, xây dựng chính sách đãi ngộ đối với CBQL là một trong những hoạt động quản lý cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan quản lý và của người quản lý đối với tổ chức.

1.4.2.5 Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL.

Công tác đào tạo, bội dưỡng đội ngũ CBQL nhằm hồn thiện và nâng cao các chuẩn về trình độ chun mơn, lý luận chính trị, lý luận và thực tiễn

quản lý; nâng cao trình độ nghiệp vụ cho từng cán bộ và đội ngũ CBQL. Bản chất của công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL là nâng cao phẩm chất và năng lực cho đội ngũ CBQL để họ có đủ điều kiện hồn thành nhiệm vụ, chức năng và qyền hạn của mình, để phát triển đội ngũ CBQL thì khơng thể bỏ qua khâu đào tạo và bồi dưỡng cán bộ.

Đào tạo, bồi dưỡng CBQL trường THCS là góp phần nâng cao trình độ hiện có của đội ngũ nhằm đáp ứng các yêu cầu địi hỏi của cơng việc. Bồi dưỡng CBQL trường THCS là phát triển năng lực, kiến thức, kĩ năng.....Để công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ CBQL và dự nguồn đạt hiệu quả cao thì việc xây dựng chương trình hợp lý, nội dung chính xác, thiết thực, sát với thực tiễn của người đào tạo và người được đào tạo là rất cần thiết, quyết định hiệu quả công tác đào tại bồi dưỡng.

Để đội ngũ CBQL ngày càng có chất lượng cao thì cần phải tổ chức đa dạng hóa các hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và u cầu cơng tác cán bộ. Có thể thực hiện các hình thức bồi dưỡng sau:

-Bồi dưỡng thường xuyên: Cung cấp cho CBQL hệ thống tài liệu chuyên môn, giới thiệu tài liệu, đặt ra các yêu cầu nghiên cứu của từng chuyên đề, thực hiện theo định kỳ và cuối cùng là đánh giá kết quả

- Bồi dưỡng chuyên đề: Là việc bồi dưỡng thông qua các lớp học chuyên đề, các buổi hội thảo. Các buổi hội thảo này theo biên chế năm học và theo yêu cầu thực tế đặt ra.

- Tự học, tự bồi dưỡng: Bằng cách tự học thông qua các phương tiện thông tin, đồng nghiệp tự nghiên cứu khoa học, tổng kết kinh nghiệm....Đây là việc làm có ý nghĩa lớn, tự giác cao. Nếu CBQL làm tốt công tác này sẽ không ngừng nâng cao trình độ, góp phần đạt hiệu quả cao trong quản lý. Công tác đào tạo, bồi dưỡng với các hình thức phong phú khơng chỉ tập trung ở đội ngũ CBQL hiện tại mà phải thực hiện ngay từ khâu tạo nguồn cán bộ kế cận theo quy hoạch.

Thực hiện công tác này yêu cầu phải xác định rõ mục tiêu, nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng. Căn cứ định hướng chiến lược của nhà trường,

của ngành và thực trạng của đội ngũ, xác định các nội dung cần bồi dưỡng và các hình thức bồi dưỡng phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã phú thọ (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)