Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác phát triển đội ngũ cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã phú thọ (Trang 33)

quản lý trƣờng trung học cơ sở

1.5.1. Các yếu tố kinh tế xã hội

Yếu tố kinh tế xã hội bao gồm dân cư, phân bố dân cư, cơ cấu dân số, sản phẩm xã hội, phân phối xã hội và thu nhập dân cư, việc làm và cơ cấu lao động, các quan hệ về kinh tế, chính trị.

Dân số tăng hay giảm đều có ảnh hưởng đến sự phát triển dân số. Dân số tăng, số học sinh các cấp học, bậc học cũng tăng và yêu cầu về trường lớp, đội ngũ giáo viên, CBQL... đều thay đổi. Cơ cấu dân số, phân bố dân cư, phong tục tập qn, truyền thống văn hóa, trình độ dân trí đều ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của giáo dục đào tạo, trong đó có giáo dục THCS.

GPD và GDP bình quân đầu người cao sẽ tạo điều kiện cho việc đầu tư trong GD. Nền chính trị ổn định, tiến độ, quan điểm của những nhà lãnh đạo giáo dục đúng đắn, chính sách đầu tư cho giáo dục đào tạo thỏa đáng... sẽ tạo điều kiện cho giáo dục đào tạo phát triển. Trong đó giáo dục THCS cũng có cơ hội phát triển mạnh mẽ.

1.5.2. Các yếu tố văn hóa, khoa học cơng nghệ

Những giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra trong quá trình lịch sử được gọi chung là văn hóa. Nền kinh tế xã hội nói chung, giáo dục nói riêng khơng thể phát triển nếu thiếu nền tảng văn hóa. Nền văn hóa Việt Nam được tạo lập hơn 4000 năm đã trở thành động lực của ngành giáo dục.

Khoa học cơng nghệ có tác dụng to lớn trong cơng tác quản lý. Trình độ khoa học cơng nghệ càng cao, càng có điều kiện để vận dụng vào công tác quản lý nhằm sớm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Những tiến bộ của KHCN tạo ra các phương tiện hiện đại nhằm tăng hiệu quả làm việc của tổ chức, thực hiện quá trình giáo dục đào tạo. Đặc biệt, công nghệ thông tin đã làm thay đổi lớn trong việc quản lý hệ thống giáo dục đào tạo.

1.5.3. Sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền; sự tham mưu của cơ quan QLGD địa phương

Đây là những nhân tố mang tính quyết định, là nhân tố chủ quan tác động lên công tác xây dựng và phát triển đội ngũ. Công tác xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL của địa phương có hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu hay không đều phụ thuộc vào ý thức chủ quan, năng lực lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền và sự tham gia, vào cuộc của ngành giáo dục đào tạo địa phương.

Tiểu kết chƣơng 1

Nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực là đòi hỏi cấp thiết hiện nay của giáo dục và đào tạo. Trong khi đó, người CBQL là người quyết định chất lượng giáo dục và trường THCS chỉ có thể hồn thành được mục tiêu giáo dục khi có một đội ngũ CBQL có phẩm chất chính trị tốt, trình độ chun mơn giỏi, hồn thành nhiệm vụ với kết quả cao theo yêu cầu đổi mới giáo dục mà Đảng và Nhà nước đã tin tưởng giao cho. Vì vậy, việc nghiên cứu các biện pháp và đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL giáo dục nói chung và CBQL trường THCS nói riêng là hết sức quan trọng.

Để làm rõ cơ sở lý luận về biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THCS, trong chương 1 tác giả đã khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề, một số khái niệm cơ bản như quản lý giáo dục, quản lý trường học, cán bộ quản lý, cán bộ quản lý trường học, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý. Đồng thời để phân tích một cách sâu sắc và tồn diện những nhân tố ảnh hưởng đến công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS phải dựa vào mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Xong bên cạnh đó, để có cơ sở chắc chắn, khoa học hơn cần phải có cơ sở thực tiễn để xây dựng kế hoạch, vì vậy đề tài tiếp tục nghiên cứu phần thực trạng việc phát triển đội ngũ CBQL trường THCS trên địa bàn thị xã Phú Thọ.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ

XÃ PHÚ THỌ 2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội thị xã Phú thọ

2.1.1. Vị trí địa lý, dân số, lao động thị xã Phú Thọ

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Thị xã Phú Thọ nằm ở vùng tiếp giáp giữa miền núi và đồng bằng Bắc Bộ thuộc tỉnh Phú Thọ cách thành phố Việt Trì 40km và cách thủ đơ Hà Nội khoảng 100km về phía Tây Bắc, trung tâm thị xã Phú Thọ có toạ độ địa lý: 21024’ vĩ độ bắc;- 105014’ kinh độ; Phía Bắc giáp huyện Thanh Ba và Phù Ninh; Phía Đơng giáp huyện Phù Ninh và huyện Lâm Thao; Phía Tây giáp huyện Thanh Ba; Phía Nam giáp sông Hồng và huyện Tam Nông. Thị xã Phú Thọ có đường giao thơng khá thuận lợi về đường sắt, đường thuỷ, đường bộ và kể cả đường hàng không khi cần. Đường tỉnh lộ 315 và 320B nối thị xã Phú Thọ với quốc lộ 2 mặt đường rộng 7m, trải nhựa atfan 6m. Đang triển khai xây dựng một số tuyến đường quan trọng khác như: Đường cao tốc Nội Bài- Lào Cai, đường Hồ Chí Minh, đường xuyên Á. Tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai đoạn chạy qua thị xã dài 4km, nằm trên tuyến du lịch quốc gia và quốc tế.

Thị xã Phú Thọ có vị trí trung tâm hình học của tỉnh Phú Thọ, có những lợi thế giao lưu với các vùng xung quanh. Thời gian qua cùng với quá trình phát triển đã hình thành một số nhà máy, khu cơng nghiệp, cơ quan nghiên cứu tài nguyên, cơ quan nghiên cứu khoa học, các trường đại học, cao đẳng xí nghiệp quốc phịng, các trường Cao Đẳng, trung học chuyên nghiệp...vv thu hút các nguồn lực tạo điều kiện cho thị xã phát triển.

Với vị trí địa lý trên, thị xã Phú Thọ có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch

vụ... và trở thành một trong những đơ thị trung tâm của khu vực phía Tây Bắc.

2.1.1.2. Về dân số

Theo kết quả điều tra dân số thị xã Phú Thọ năm 2016: 76.011 người chiếm 5,7% dân số cả tỉnh (1.322.100 người).Trong đó:

Dân số nội thị năm 2011: 20.974 người; năm 2016: 24.520 người, chiếm 13,82% dân số cả tỉnh (210.800 người). Tỷ lệ tăng dân số 2001-2011: 3,72%.

Dân số nông thôn năm 2011: 17.894 người; năm 2016: 46.881 người. Tỷ lệ tăng dân số 2011-2016: 8,11%. Nhìn chung, thị xã Phú Thọ những năm gần đây (2011-2016) khơng có biến động lớn về dân số, tuy nhiên đã có sự gia tăng dân số cơ học 1,42% năm 2016.

Mật độ dân số trung bình trong phạm vi nghiên cứu 1.090 người/km2. Dân số phân bố không đều tập trung chủ yếu ở 4 phường với mật độ 3.848 người/km2, đặc biệt mật độ ở phường Trường Thịnh và Âu Cơ lên đến 8.000 người/km2.

2.1.1.3. Về lao động

Năm 2016, số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 36.392 người chiếm 52,59% so với tổng dân số, trong đó khu vực nơng lâm ngư nghiệp có 16.922 người; khu vực cơng nghiệp-xây dựng khoảng 10.299 lao động; cịn lại 9.171 lao động dịch vụ. Tỷ lệ lao động nơng nghiệp có xu hướng giảm dần qua các năm nhưng với số lượng tương đối ít, cịn lao động phi nơng nghiệp thì tăng với số lượng lớn và tăng dần qua các năm. Đây là hệ quả của q trình đơ thị hóa làm cho người nông dân bị mất đất và họ khơng có đất để hoạt động nơng nghiệp nữa, họ chuyển dần sang các ngành nghề khác như làm thuê trong các nhà máy... Số lao động nông nghiệp giảm kéo theo nó là số hộ nơng nghiệp cũng giảm theo và giảm dần qua các năm. Số lao động trung bình trên một hộ giữ ở mức trung bình 3,4 lao động/hộ, điều đó cho thấy một gia đình có khoảng 4 - 6 lao động nhưng chỉ có 2-3 lao động chính, cịn lại chủ yếu là người già và trẻ em.

2.1.2.1. Đặc điểm kinh tế- xã hội

Thị xã Phú Thọ thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc, là nơi tiếp giáp giữa đồng bằng sông Hồng và vùng đồi núi, trung du. Thị xã nằm cách thành phố Việt Trì 35km, cách thủ đơ Hà Nội 90km, về phía Tây Bắc.

Địa giới của thị xã Phú Thọ: phía bắc và đông bắc giáp huyện Phù Ninh, phía tây và tây nam giáp huyện Thanh Ba, phía nam giáp huyện Tam Nơng, phía đơng nam giáp huyện Lâm Thao.

Trong những năm qua cùng với cả nước và các địa phương trong tỉnh, thị xã Phú Thọ có những bước phát triển vững chắc trên các mặt kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng.

Nhân dân trong địa bàn thị chủ yếu là cán bộ công chức, viên chức, làm nghề dịch vụ, chế biến lương thực, thực phẩm. Có một bộ phận làm nghề vận tải thô sơ đường bộ, đường thuỷ........ Mức thu nhập bình quân đầu người 2.000.000đ/người/ tháng. Đời sống nhân dân ổn định và ngày càng phát triển.

Số hộ nghèo ngày càng giảm, số hộ có có kinh tế khá và hộ giàu tăng lên. Cơ cấu kinh tế đó từng bước chuyển dịch đúng hướng: Tăng tỷ trọng sản xuất công nghiệp dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế địa phương.

Được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp, kịp thời của Tỉnh Ủy, UBND các cấp và sự hỗ trợ của các sở, ban ngành, đoàn thể của tỉnh cùng sự nỗ lực của các tầng lớp nhân dân Thị xã đã tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội và giáo dục. Hệ thống giao thông thuận lợi cho việc giao lưu và phát triển kinh tế với các huyện trong tỉnh cũng như các tỉnh miền núi phía bắc và thủ đô Hà Nội và các tỉnh Đồng Bằng Sông Hồng; lực lượng lao động dồi dào. Tốc độ tăng giá trị sản xuất năm 2015 là 1.145 tỷ đồng, trong đó:

- Nơng lâm nghiệp:104 tỷ đồng

- Thương mại dịch vụ: 531 tỷ đồng

Trong những năm qua (giai đoạn 2011 - 2016) tốc độ tăng trưởng tăng bình quân 17,5%. Năm 2014: 10,46%, năm 2015: 12,89%, năm 2016: 9,1%.

Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Thị xã năm 2016 đạt 209,763 tỷ đồng. Tỷ lệ hộ nghèo 3,52%

2.1.2.2. Sự phát triển giáo dục - đào tạo của thị xã Phú Thọ

Thị xã Phú Thọ với truyền thống 110 năm xây dựng và trưởng thành từ lâu đã được coi là trung tâm giáo dục của tỉnh nhà với nhiều gia đình hiếu học nổi tiếng với truyền thống học hành nhiều con em học giỏi, đỗ đạt và hiện nay có nhiều đóng góp cho thị xã nói riêng và đất nước nói chung.

Thị xã đã xây dựng được mạng lưới trường, lớp, các bậc học, cấp học ổn định và phát triển đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Chất lượng giáo dục từng bước được củng cố và rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền trong thị và dần tiến tới mặt bằng chung của tỉnh.

Chất lượng giáo dục đại trà được củng cố và nâng lên, đảm bảo chất lượng thực chất theo tinh thần của cuộc vận động “Hai không”.

Chất lượng giáo dục mũi nhọn tiếp tục được quan tâm, số học sinh đạt giải qua các cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp thị được duy trì và phát triển hàng năm. Thị xã Phú Thọ hàng năm đều có học sinh đạt giải qua các kỳ thi cấp quốc gia.

Đến nay tại thị xã Phú Thọ có 10 trường THCS, tất cả thuộc loại trường cơng lập, có 06 trường thuộc các xã vùng sâu, trong đó có 07 trường THCS đạt chuẩn Quốc gia.

2.2. Khái quát về giáo dục THCS tại thị xã Phú thọ

2.2.1. Quy mô trường, lớp và học sinh trường Trung học cơ sở

Trải qua 30 năm đổi mới, cùng với sự tiến bộ của giáo dục cả nước, sự nghiệp giáo dục của tỉnh Phú Thọ nói chung và thị xã Phú Thọ nói riêng ngày càng được phát triển vững chắc.

- Hệ thống trường, lớp phát triển theo hướng đa dạng, được sắp xếp hợp lý trên trên địa bàn thị xã, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của học sinh trong thị xã.

Bảng 2.1. Quy mô phát triển trường, lớp và học sinh THCS thị xã Phú Thọ

Năm học Sô lớp, học sinh Tổng số Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp HS Lớp HS Lớp HS Lớp HS Lớp HS 2011-2012 104 3182 29 887 27 837 28 778 22 680 2012-2013 104 3186 29 891 27 835 27 778 23 682 2013-2014 105 3079 28 744 27 824 25 803 25 726 2014-2015 118 3377 29 1006 31 744 27 824 25 803 2015-2016 108 3402 29 925 26 813 30 944 23 720 (Nguồn: phòng GD&ĐT Thị xã Phú Thọ).

Từ số liệu ở bảng trên ta thấy : toàn thị xã có 10 trường THCS được xây dựng trên tất cả các phường đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh

trong toàn thị xã.

Năm học 2015-2016 thị xã Phú Thọ có 10 trường THCS với 108 lớp và 3.402 học sinh.

- Số lượng học sinh, số lớp ở các trường THCS đều có chiều hướng tăng qua các năm học, trong đó năm học 2014-2015 số lớp tăng cao nhất so với các năm là 118 lớp (tăng so với năm học 2011-2012 là 14 lớp, tăng 13,5%), với 3377 học sinh (tăng 195 HS, tăng 6,12%), năm học 2015 -2016 là 108 lớp (giảm 10 lớp so với năm học trước liền kề nhưng số lượng HS lại tăng nhẹ lên 3402 học sinh (tăng 25 HS, tăng 0,7%). Từ kết quả đã phản ánh một vấn đề đó là Giáo dục THCS đang có chiều hướng phát triển, nhu cầu học tập của học sinh có chiều hướng tăng, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu học tập của học sinh thực hiện theo đúng quy định của bộ GD&ĐT về số lượng học sinh.

Phú Thọ

Bảng 2.2. Đội ngũ CBQL, giáo viên các trường THCS thị xã Phú Thọ năm học 2016- 2017 STT Trƣờng Tổng số GV Đảng viên Cán bộ nữ CBQL Trình độ chun mơn HT HP Th.S Đại học Còn lại 1 THCS Hùng Vương 37 33 19 1 2 4 29 4 2 THCS Phong Châu 21 11 20 1 1 2 15 4 3 THCS Sa Đéc 33 20 28 1 1 0 24 9 4 THCS Trần Phú 18 15 13 1 1 0 13 5 5 THCS Thanh Minh 15 12 10 1 1 0 11 4 6 THCS Văn Lung 25 15 17 1 1 0 17 8 7 THCS Hà Lộc 25 15 19 1 1 0 18 7 8 THCS Hà Thạch 33 21 24 1 2 0 25 8 9 THCS Phú Hộ 33 27 29 1 2 0 24 9 10 THCS Thanh Vinh 19 8 13 1 1 0 9 10 Tổng 259 177 192 10 13 06 185 68 (Nguồn: Phòng GD&DT thị xã Phú Thọ)

Nhìn chung đội ngũ CBQL và giáo viên đều có ý thức tốt trong cơng tác, tâm huyết với nghề nghiệp, tích cực học tập, tự bồi dưỡng về chuyên môn để đáp ứng yêu cầu cơng tác được giao.

Về trình độ chun mơn của đội ngũ CBQL và giáo viên các trường THCS cơ bản đáp ứng được yêu cầu, đến nay đã có 100% số giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo, (trong đó có 06 đồng chí có trình độ đào tạo thạc sĩ, chiếm 2,3%; trình độ trên chuẩn là 191 đồng chí, chiếm 73,7%). Hầu hết giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, có trinh độ chuyên môn và các kĩ năng

để phục vụ công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.

2.2.3. Chất lượng giáo dục của học sinh các trường THCS thị xã Phú Thọ

- Về chất lượng giáo dục: rèn luyện đạo đức tác phong: Nhìn chung đại đa số học sinh THCS thị xã Phú Thọ có ý thức rèn luyện và tu dưỡng, có ý thức phấn đấu, có tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau thể hiện ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã phú thọ (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)