Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã phú thọ (Trang 71 - 72)

3.2.1. Nguyên tắc mục tiêu

Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp được đề xuất phải hướng vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THCS, gắn chất lượng đội ngũ CBQL trường THCS với đổi mới giáo dục và quản lý giáo dục.

3.2.2. Nguyên tắc thực tiễn

Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp được đề xuất phải tác động lên tồn bộ q trình đào tạo, bồi dưỡng, quản lý đội ngũ CBQL, đồng thời phải tác động lên cả hệ thống chính sách cũng như những điều kiện đảm bảo cho hoạt động quản lý của người CBQL giáo dục.

Để thực hiện được yêu cầu này khi xây dựng mỗi giải pháp cần chỉ ra các việc cần làm, nội dung và cách tiến hành các công việc một cách cụ thể sao cho các cơ quan quản lý, CBQL trường THCS có thể hiểu và thực hiện được.

3.2.3. Nguyên tắc hiệu quả, kế thừa

Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp được đề xuất phải đáp ứng được nhu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường THCS trên địa bàn thị xã Phú Thọ. Trong đó, phát triển đội ngũ CBQL là yêu cầu cần và đủ để nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo chất lượng giáo dục của nhà trường.

Các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL hướng tới mục tiêu quản lý nhà trường THCS với chất lượng và hiệu quả cao, đảm bảo cho nhà trường hồn thành nhiệm vụ được giao, trong đó nâng cao chất lượng và hiệu qủa giảng dạy tại trường THCS là mục tiệu trọng điểm.

3.2.4. Nguyên tắc cần thiết, khả thi

Nguyên tắc này phải dự trên yêu cầu phải phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội tại thị xã Phú Thọ, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã phú thọ (Trang 71 - 72)