Tổ chức tốt quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm và sắp xếp đội ngũ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cán bộ quản lý trường mầm non huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh theo chuẩn hiệu trưởng (Trang 86 - 90)

3.2. Biện pháp quản lý cán bộ quản lý trường mầm non huyện

3.2.2. Tổ chức tốt quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm và sắp xếp đội ngũ

theo Chuẩn Hiệu trưởng

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

Có quy trình tuyển chọn dân chủ, cơng khai và khách quan để chọn đúng người có khả năng đáp ứng yêu cầu quản lý nhà trường MN. Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trường MN phải đúng quy trình tạo cơ hội thăng tiến cho cán bộ, giáo viên các trường. Phải thực hiện luân chuyển CBQL theo quy định của Điều lệ trường MN. Luân chuyển phải đảm bảo thuận lợi cho CBQL phát huy được năng lực cũng như sở trường trong quản lý. Luân chuyển nhằm thúc đẩy sự phát triển cho mỗi CBQL cũng như sự phát triển của nhà trường.

Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường MN phải đúng quy trình tạo cơ hội thăng tiến cho cán bộ, giáo viên các trường. Phải thực hiện luân chuyển CBQL theo quy định của Điều lệ trường MN. Luân chuyển phải đảm bảo thuận lợi cho CBQL phát huy được năng lực cũng như sở trường trong quản lý. Luân chuyển nhằm thúc đẩy sự phát triển cho mỗi CBQL cũng như sự phát triển của nhà trường.

3.2.2.2. Nội dung biện pháp

Bổ nhiệm CBQL là quy luật tất yếu, là yêu cầu cần thiết đối với sự tồn tại và phát triển của một nhà trường. Đồng thời, đó cũng là cơ hội để các thành viên trong nhà trường phấn đấu trưởng thành và khẳng định được mình trong vai trò quản lý lãnh đạo. Bổ nhiệm CBQL nói chung, CBQL trường MN nói riêng phải xuất phát từ các căn cứ, các cơ sở cơ bản sau đây:

- Căn cứ vào thực tế phong trào và nhiệm vụ chính trị của nhà trường. - Căn cứ vào tiêu chuẩn của người CBQL trường MN được cụ thể hóa từ tiêu chuẩn được quy định trong Chuẩn Hiệu trưởng trường MN. Xuất phát từ yêu

cầu nhiệm vụ, từ năng lực quản lý của cá nhân, với hoàn cảnh thực tế của nhà trường để có thể bổ nhiệm. Theo phân cấp quản lý hiện nay, Chủ tịch UBND huyện ký quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường MN.

- Tuyển chọn, bổ nhiệm CBQL trường MN cần đảm bảo các yêu cầu sau đây: 1) Phải quán triệt chặt chẽ nguyên tắc Đảng lãnh đạo công tác tổ chức và cán bộ, nguyên tắc tập trung dân chủ (tuyệt đối khơng được bỏ qua việc lấy tín nhiệm của quần chúng ở cơ sở). 2) Phải khuyến khích được những người tốt, có năng lực để chọn lựa được cán bộ tốt, từ đó tạo điều kiện bồi dưỡng cán bộ kế cận. 3) Người được bổ nhiệm phải có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín cao trong tập thể mình quản lý. 4) Sau sự kiện bổ nhiệm, phải có tác dụng khuyến khích được người tốt, lựa chọn được cán bộ giỏi, là điều kiện để bồi dưỡng cán bộ kế cận tích cực phấn đấu vươn lên. 5) Việc lựa chọn người được bổ nhiệm góp phần củng cố uy tín, niềm tin của cán bộ giáo viên với các cấp quản lý.

- Một số điều cần tránh trong công tác bổ nhiệm đó là, trong khi làm cơng tác bổ nhiệm thường có một số yếu tố tâm lý tác động khơng tốt làm ảnh hưởng tính khách quan trong việc lựa chọn cán bộ, đó là cách nhìn nhận chủ quan phiến diện, do tình cảm cá nhân vị kỷ, hoặc có quan hệ thân quen (gia đình, bạn bè, quê hương...)

Về vấn đề này, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc nhở cán bộ phụ trách tổ chức khi lựa chọn đề bạt cán bộ cần hết sức tránh tâm lý sau: Ham dùng người bà con, anh em quen biết, bè bạn...cho họ là tin tưởng, chắc ăn hơn người khác. Ham dùng những kẻ nịnh hót mình, tránh những người chính trực. Ham dùng những người tính tình phù hợp với mình và tránh những người khơng hợp mình.

- Một số điều cần quan tâm khi bổ nhiệm và bổ nhiệm lại: Thời gian đảm nhận những chức vụ không quá 2 nhiệm kỳ ở một trường MN. Như vậy đối với CBQL nói chung và CBQL trường MN nói riêng, theo quy định bổ nhiệm nhiệm kỳ là 5 năm. Khi hết thời hạn phải xem xét để bổ nhiệm lại. Với công tác sắp xếp (luân chuyển) Hiệu trưởng, theo quy định thời gian đảm nhận chức vụ này không quá 2 nhiệm kỳ ở một trường. Như quy định trên, nhìn dưới góc độ điều luật thì Hiệu trưởng khơng được ở một trường MN quá

2 nhiệm kỳ, tức là chỉ ở nhiều nhất 10 năm. Về vấn đề này, kinh nghiệm thực tế cho thấy, Hiệu trưởng chỉ nên ở mỗi trường khoảng 5 năm là tốt nhất. Vì với khoảng thời gian này, đủ để người Hiệu trưởng thực hiện những ý tưởng trong quản lý một cách hồn chỉnh, từ xây dựng kế hoạch, q trình thực hiện và tới nghiệm thu kết quả. Sau thời gian 5 năm, người lãnh đạo bắt đầu “xả hơi” không đầu tư nhiều vào lao động sáng tạo trong quản lý “sự thay da đổi thịt ít dần”. Nói như thế khơng phải là sau 5 năm thì phải luân chuyển Hiệu trưởng việc luân chuyển còn căn cứ vào hiệu quả cơng việc, mức độ hồn thành nhiệm vụ của mỗi Hiệu trưởng đối với nhà trường mình phụ trách. Khi tiến hành sắp xếp luân chuyển CBQL trường MN cần phải xem xét các yếu tố sau: 1) Yêu cầu của tổ chức: Sự cần thiết phải sắp xếp nhằm mục đích đạt được những mục tiêu quản lý đặt ra. Trường hợp này thì khơng nhất thiết phải quan tâm đến thời hạn. 2) Yêu cầu của việc thực hiện điều lệ trường mầm non. 3) Nguyện vọng cá nhân CBQL. 4) Điều kiện thực hiện việc sắp xếp, luân chuyển.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện

- Phải chọn được người có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín đáp ứng với cương vị Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường MN. Tuyển chọn Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng cần căn cứ vào tiêu chuẩn CBQL trường học bên cạnh đó cần phải căn cứ vào tiêu chuẩn theo quy định của Chuẩn Hiệu trưởng về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; năng lực quản lý trường mầm non; năng lực tổ chức phối hợp với gia đình trẻ và xã hội.

- Phải khuyến khích được những người tốt, chọn lọc được cán bộ, giáo viên tốt, từ đó tạo điều kiện bồi dưỡng cán bộ kế cận.

- Thực hiện công khai, dân chủ trong việc tuyển chọn đề bạt bổ nhiệm. - Để làm tốt công tác tuyển chọn, bổ nhiệm đội ngũ CBQL trường MN huyện Hoành Bồ, hiện nay phòng GD&ĐT cần lưu ý: Qua khảo sát thực tế và kinh nghiệm cá nhân việc bổ nhiệm CBQL trường học nói chung và CBQL trường MN nói riêng trên địa bàn huyện trong thời gian qua cịn có những bất cập nhất định, có lúc có nơi thiếu khách quan, thiếu dân chủ, thậm chí cịn

mang tính áp đặc. Việc bổ nhiệm vẫn theo hình thức Phịng GD&ĐT tham mưu, kết hợp với Phòng nội vụ làm quy trình và Chủ tịch UBND ra quyết định. Đó là nguyên nhân dẫn đến những bất cập kể trên. Hiện nay, thực hiện theo nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, Nghị định chỉ rõ Trưởng phòng GD&ĐT được quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động CBQL các trường trực thuộc (mầm non, tiểu học, THCS). Vì vậy nên chăng cần thay đổi hình thức bổ nhiệm CBQL nói chung và CBQL trường MN nói riêng. Chúng ta cần thực hiện đúng sự phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục như đã nêu trong Nghị định 115/2010/NĐ-CP, để cho Phòng GD&ĐT thực hiện đúng chức năng quản lý nhà nước về giáo dục ở cấp huyện, giúp cho ngành GD&ĐT chủ động trong việc quy hoạch, tuyển chọn và bổ nhiệm CBQL, đặc biệt là đội ngũ Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng MN. Điều này càng làm tăng thêm trách nhiệm của Phòng GD&ĐT với sự phát triển sự nghiệp giáo dục của huyện nhà.

Bổ nhiệm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng mới có thể lựa chọn, bố trí người tại đơn vị đó (hoặc có thể điều động từ nơi khác đến) nhưng phải đảm bảo đúng quy trình, chống tư tưởng khép kín, cục bộ trong tuyển chọn, đề bạt, bổ nhiệm. Quan tâm đề bạt, bổ nhiệm đội ngũ CBQL trẻ được đào tạo chính quy có phẩm chất tốt, nghiệp vụ chun mơn giỏi, từ đó thúc đẩy việc đào tạo bồi dưỡng đội ngũ kế cận bổ sung cho đội ngũ CBQL bảo đảm tính kế thừa và phát triển.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện

- Cần phải căn cứ vào chuẩn Hiệu trưởng để đánh giá, đánh giá theo từng tiêu chí cụ thể, lấy hiệu quả làm thước đo, lấy kết quả đánh giá làm cơ sở để tuyển chọn, bổ nhiệm, luân chuyển.

- Đảm bảo tính khách quan, cơng khai và dân chủ.

- Cần phải triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết hội nghị lần thứ 3 BCH Trung ương Đảng khóa VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước là “.... Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng rồi mới bổ nhiệm...”.

- Tuy nhiên do đặc thù của ngành GD&ĐT, việc luân chuyển cán bộ phải cân nhắc kỹ lưỡng và thận trọng, đảm bảo được sự phát triển chung. Mặt

khác phải đảm bảo hài hịa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, nhất là trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cán bộ quản lý trường mầm non huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh theo chuẩn hiệu trưởng (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)