1.2. Một số khái niệm và quan niệm cơ bản
1.2.4. Quản lý nguồn nhân lực và quá trình quản lý nguồn nhân lực
1.2.4.1. Quản lý nguồn nhân lực
Trước hết, cần xác định khái niệm quản lý nguồn nhân lực: là chức năng quản lý giúp cho người quản lý tuyển mộ, lựa chọn, huấn luyện và phát triển các thành viên của tổ chức [19].
Việc biến động nguồn nhân lực là điều thường xuyên diễn ra trong bất cứ xã hội nào, bất cứ tổ chức nào. Một người quản lý có tài sẽ được đề bạt hoặc chuyển đến một vị trí cơng tác cao hơn; một người quản lý vô năng sẽ bị giáng cấp thậm chí bị sa thải. Hơn nữa, một tổ chức tuỳ từng giai đoạn hoạt động khác nhau, có thể cần nhiều hoặc ít thành viên. Như vậy, q trình quản lý nguồn nhân lực diễn tiến không ngừng. Và một vấn đề quan trọng luôn đặt ra cho chức năng quản lý nguồn nhân lực, ấy là phải giữ sao cho tổ chức có "đúng người, đúng chỗ, đúng lúc" [19].
1.2.4.2. Qúa trình quản lý nguồn nhân lực [19]
Quá trình quản lý nguồn nhân lực bao gồm bảy hoạt động sau đây:
(1) Kế hoạch hoá nguồn nhân lực: nhằm đảm bảo nhu cầu nhân sự luôn
được đáp ứng một cách thích đáng. Kế hoạch hố nguồn nhân lực được thực
M
PT
ND PP
QTGD
hiện thông qua việc phân tích (i) các nhân tố bên trong như các kỹ năng hiện có và sẽ cần đến, các chỗ làm việc đang khuyết và sự mở rộng hay thu gọn các đơn vị, các bộ phận; (ii)các nhân tố bên ngoài như "thị trường lao động".
(2) Tuyển mộ: là việc lập một danh sách-chính xác hơn chuẩn bị một nhóm nhân sự- các ứng cử viên tương ứng với kế hoạch nguồn nhân lực. Có thể tìm thấy họ thơng qua quảng cáo trên báo chí, các cơ quan xúc tiến việc làm, các lời giới thiệu, các cuộc thăm viếng các trường đại học cao đẳng, trường kỹ thuật nghề...
(3) Chọn lựa : được tiến hành bằng cách xem xét các đơn xin việc, các bản lý lịch, các cuộc phỏng vấn hoặc các trắc nghiệm kỹ năng và nhân dụng và các kiểm tra tham chiếu khác để đánh giá và các thẩm định công việc của ứng viên do những người quản lý trực tiếp tiến hành; những người quản lý đó là người sẽ lựa chọn cuối cùng và và sử dụng nhân lực được chọn.
(4) Xã hội hoá/hay định hướng: là quá trình giúp những thành viên được tuyển chọn nhanh chóng và êm ả thích nghi, hồ nhập với tổ chức. Người mới đến được giới thiệu với đồng nghiệp, làm quen với những nghĩa vụ và trách nhiệm, được thơng báo về mục đích, chính sách của tổ chức và hành vi đáng được mong đợi từ những thành viên.
(5) Huấn luyện và phát triển: nhằm nâng cao năng lực, khả năng cống
hiến của mỗi thành viên cho kết quả hoạt động của tổ chức. Việc huấn luyện là nhằm để nâng cao, cải thiện kỹ năng đối với những cơng việc đang thực hiện; cịn chương trình phát triển nhằm chuẩn bị cho việc đề bạt hay nâng bậc (cấp)
(6) Thẩm định kết quả hoạt động: là việc so sánh kết quả hoàn thành
công việc cá nhân được giao với các tiêu chuẩn hoặc mục đích đã xác định cho vị trí làm việc đó. Kết quả thấp cần phải có hành động uốn nắn tưc thì; chẳng hạn như huấn luyện thêm, nặng ra thì hạ cấp, quá lắm thì "chia tay"' cịn nếu đạt kết quả cao thì đang được tưởng thưởng hoặc đề bạt, nâng cấp. Tuy việc thẩm định kết quả hoạt động có thể do một giám sát viên tiến hành tại một thời điểm hoặc thời đoạn nào đó, nhưng "phịng" quản lý nguồn nhân
lực có trách nhiệm làm việc với người quản lý cấp cao hơn để hình thành một chính sách hướng dẫn mọi cuộc thẩm định nói trên.
(7) Đề bạt, thuyên chuyển, giáng cấp và sa thải: những hoạt động này phản ánh giá trị(vị trí, vai trị) của một thành viên đối với tổ chức. Người đạt thành tích cao có thể được đề bạt, thuyên chuyển để giúp họ phát triển kỹ năng của mình; người đạt thành tích thấp có thể bị chuyển đến vị trí ít quan trọng hơn, thậm chí bị thải hồi. Tất cả các hoạt động này đều tác động đến kế hoạch hoá nguồn nhân lực.
1.2.5. Quản lý nguồn nhân lực trong giáo dục
Quản lý nguồn nhân lực trong giáo dục là quá trình thu hút, phát triển và duy trì đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có năng lực và trách nhiệm với cơng việc nhằm thực hiện được nhiệm vụ, mục tiêu và chiến lược phát triển giáo dục đã đề ra.
Theo cách định nghĩa cho thấy quản lý nguồn nhân lực trong giáo dục đề cập tới ba yếu tố:
- Thu hút các thành viên có đủ điều kiện để tập hợp thành đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Đội ngũ được hình thành trở thành nguồn nhân lực bảo đảm các yếu tố đủ số lượng, đảm bảo chất lượng và đồng bộ về cơ cấu
- Phát triển tiềm năng lao động trong lĩnh vực sư phạm cũng như quản lý của các thành viên trên cơ sở đó tạo được tiềm năng, một sức mạnh mới của tổ chức có đầy đủ khả năng đáp ứng các nhiệm vụ mới, yêu cầu cao của ngành và của xã hội đáp ứng nhu cầu đổi mới và phát triển kinh tế-xã hội theo từng giai đoạn. Đây chính là một nét đặc trưng cơ bản nhất của quản lý nguồn nhân lực trong giáo dục.
- Yếu tố thứ ba, đó chính là việc duy trì sự phát triển bền vững của từng thành viên của của cả tổ chức. Trên cơ sở tạo ra và duy trì động lực lao động tích cực của các thành viên mà có được văn hóa của tổ chức, trong đó mỗi người đều muốn có cơ hội để được khẳng định tiềm năng và vai trị của mình trong tổ chức.
Với việc tập hợp được đầy đủ các yếu tố thu hút, phát triển và duy trì đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý với đầy đủ tiềm năng và trách nhiệm trong hoạt động giáo dục thì bản thân quá trình này đã khẳng định được mục tiêu là tạo ra và phát triền tiềm năng một cách bền vững của tổ chức trong các hoạt động giáo dục.
Như vậy, phát triển từ lý thuyết quản lý nguồn nhân lực với các hoạt động kế hoạch hóa, tuyển dụng, bồi dưỡng và phát triển tiền năng cho các thành viên đã là cơ sở cho việc hình thành cơ sở lý luận về quản lý nguồn nhân lực trong giáo dục trên nền tảng thu hút (tạo nguồn) phát triển và duy trì đội ngũ nhà giáo và đội ngũ cán bộ quản lý với đầy đủ những tiềm năng cần thiết và trách nhiệm để hoàn thành nhiệm vụ, đạt được mục tiêu giáo dục và chiến lược giáo dục theo từng giai đoạn đề ra.
1.2.6. Cán bộ quản lý giáo dục
Lãnh đạo một tổ chức là làm cho tổ chức đó chuyển biến và phát triển.
Nhà lãnh đạo làm những việc đúng, đương đầu với sự thay đổi.
Quản lý là giữ cho tổ chức trong trật tự, kỷ cương. Nhà quản lý làm
đúng việc, làm cho mọi việc đâu vào đấy trong một trật tự kỷ cương và nhà quản lý đương đầu với tỉnh hinh phức tạp.
Có thể tách biệt lãnh đạo và quản lý về mặt khái niệm, tuy nhiên trong thực tiễn hoạt động của mỗi người là khó tách bạch. Nói chung, gọi ai đó là nhà lãnh đạo (cán bộ lãnh đạo), họ cũng làm công việc của nhà quản lý (cán bộ quản lý) thì họ cũng làm những việc của một nhà lãnh đạo [16].
CBQL có thể là cấp trưởng hoặc phó trưởng của một tổ chức được cơ quan cấp trên bổ nhiệm bằng quyết định hành chính của Nhà nước, cấp phó giúp việc cho cấp trưởng, chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và chịu trách nhiệm trước pháp luật và công việc được phân công. CBQL được chia thành nhiều cấp bậc khác nhau: CBQL cấp trung ương, CBQL cấp địa phương, CBQL cấp cơ sở. CBQL giáo dục là những người giữ vai trò tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục.
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường học, người đứng đầu và cấp phó người đững đầu các tổ chức, cơ sở giáo dục, các dự án hoạt động trong lĩnh vực giáo dục…họ là những người CBQL giáo dục [16].
1.2.7. Đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non
Theo lý luận trên thì đội ngũ CBQL chính là một bộ phận của đội ngũ. Trong một nhà trường thì đội ngũ CBQL chính là tập hợp những người đứng đầu nhà trường, đứng đầu một đơn vị, phòng ban, các chuyên viên, cùng chung một nhiệm vụ quản lý trường học.
Đội ngũ CBQL giáo dục được đề cập trong luận văn này là đội ngũ CBQL các trường mầm non bao gồm: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường mầm non. CBQL của mỗi trường mầm non là người chịu trách nhiệm trước nhà nước về trọng trách quản lý nhà trường mầm non nhằm thực hiện mục đích ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non phát triển toàn diện theo định hướng, mục tiêu giáo dục mầm non nằm trong sự vận hành của hệ thống giáo dục quốc dân.
Theo Khoản 1, điều 54, Luật Giáo dục năm 2005 thì Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lí các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận [30].
Khoản 3, điều 16, Điều lệ trường mầm non quy định: Hiệu trưởng phải là người có trình độ chuẩn được đào tạo là có bằng trung cấp sư phạm mầm non, có ít nhất 5 năm công tác liên tục trong giáo dục mầm non. Trường hợp do yêu cầu đặc biệt của công việc, người được bổ nhiệm hoặc công nhận là Hiệu trưởng có thể có thời gian cơng tác trong giáo dục mầm non ít hơn theo quy định; Đã hồn thành chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý; có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chun mơn, nghiệp vụ; có năng lực tổ chức, quản lý nhà trường, nhà trẻ và có sức khoẻ” [8].
“Phó Hiệu trưởng là người thực hiện và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về nhiệm vụ được hiệu trưởng phân công; cùng với hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được giao” [8].
Khoản 3, điều 17, Điều lệ trường mầm non quy định: “Phó Hiệu trưởng phải là người có bằng trung cấp sư phạm mầm non, có ít nhất 3 năm cơng tác liên tục trong giáo dục mầm non. Trường hợp do yêu cầu đặc biệt của công việc, người được bổ nhiệm hoặc cơng nhận phó hiệu trưởng có thể có thời gian cơng tác trong giáo dục mầm non ít hơn theo quy định; Có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chun mơn, nghiệp vụ; có năng lực quản lý nhà trường, nhà trẻ và có sức khoẻ” [8].
1.2.8. Quản lý cán bộ quản lý trường mầm non
Quản lý đội ngũ CBQL trường mầm non là hoạt động của người quản lý giáo dục cấp trên tác động lên đội ngũ cán bộ quản lý của các nhà trường mầm non nhằm đạt được mục tiêu giáo dục mầm non. Phòng GD&ĐT là cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp đối với các cơ sở giáo dục từ cấp mầm non đến cấp THCS.
Tại thông tư số 47/2011/TTLT-BGDĐT-BNV của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bội nội vụ ngày 19/10/2011 về Hướng dẫn về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở GD&ĐT thuộc UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng GD&ĐT thuộc UBND cấp huyện, quận, thành phố trực thuộc tỉnh, Phịng GD&ĐT có vị trí, chức năng sau:
- Phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chun mơn thuộc UBND cấp huyện, có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, bao gồm: mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo [15].
- Phịng Giáo dục và Đào tạo có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và nhiệm vụ công tác của UBND cấp huyện; đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Giáo dục và Đào tạo [15].
1.3. Trường MN trong hệ thống giáo dục quốc dân
1.3.1. Đặc điểm của bậc học Mầm non
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng ban đầu cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ của trẻ em Việt Nam. Việc chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non phải được thực hiện với sự phối hợp, gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Coi trọng và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức chăm sóc, giáo dục trẻ cho các bậc phụ huynh, cha mẹ của trẻ nhằm thực hiện đa dạng hố phương thức chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Hướng tới mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Về mục tiêu của giáo dục mầm non, Luật giáo dục năm 2005 - Điều 22 đã khẳng định: “ Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về
thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một” [30].
1.3.1.1. Về nội dung giáo dục
Điều 23, Luật giáo dục năm 2005, quy định về nội dung của giáo dục MN là: Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hịa giữa ni dưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn; biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo và người trên; yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết, thích đi học.
1.3.1.2. Về phương pháp giáo dục
Phương pháp giáo dục mầm non chủ yếu là thông qua việc tổ chức các hoạt động vui chơi để giúp trẻ em phát triển tồn diện; chú trọng việc nêu gương, động viên, khích lệ.
1.3.2. Vị trí của trường MN trong hệ thống giáo dục quốc dân
Là bậc học đầu tiên nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Trường có tư cách pháp nhân có tài khoản và con dấu riêng.
1.3.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của trường Mầm non
Căn cứ theo Điều lệ trường MN ban hành kèm theo Quyết định số: 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ GD&ĐT. Tại điều 2, quy định trường MN có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
(1). Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
(2). Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; Tổ chức giáo dục hoà nhập cho trẻ em có hồn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật.
(3). Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ ni dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
(4). Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật. (5). Xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá hoặc theo yêu cầu tối thiểu đối với vùng đặc biệt khó khăn.
(6). Phối hợp với gia đình trẻ em, tổ chức và cá nhân để thực hiện hoạt động ni dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
(7). Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng.