Hoàn thiện cơ chế chính sách, cải thiện điều kiện làm việc để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cán bộ quản lý trường mầm non huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh theo chuẩn hiệu trưởng (Trang 96 - 99)

3.2. Biện pháp quản lý cán bộ quản lý trường mầm non huyện

3.2.5. Hoàn thiện cơ chế chính sách, cải thiện điều kiện làm việc để

động lực động viên, khuyến khích đối với CBQL trường MN theo Chuẩn

Hiệu trưởng

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

- Tổ chức thực hiện các chính sách của Nhà nước, xây dựng các chính sách của địa phương, đơn vị đối với CBQL đạt các mức độ Chuẩn khác nhau để động viên, khuyến khích CBQL phấn đấu theo Chuẩn Hiệu trưởng.

- Vận dụng Chuẩn để tham mưu với UBND huyện về công tác tuyển dụng đầu vào đảm bảo đội ngũ được chuẩn hóa, có phẩm chất đạo đức, có năng lực chun mơn, nghiệp vụ để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của các nhà trường. Từ đó có cơ sở để tạo dựng nguồn quy hoạch cán bộ đạt chất lượng tốt hơn.

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

- Về chế độ, chính sách đối với CBQL

Tổ chức thực hiện các chính sách của Nhà nước, xây dựng các chính sách của địa phương, đơn vị về việc khuyến khích CBQL phấn đấu thực hiện nâng cao chất lượng đạt chuẩn; nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý.

Xây dựng chính sách khen thưởng, đãi ngộ thích đáng, kịp thời đối với những CBQL có thành tích cao trong thực hiện nhiệm vụ điều này sẽ

khuyến khích họ càng cố gắng hơn và chính họ sẽ trở thành tấm gương sáng cho đồng nghiệp noi theo và phấn đấu.

- Về tuyển dụng và sử dụng đội ngũ

Dựa vào các tiêu chuẩn, tiêu chí của Chuẩn Hiệu trưởng để xây dựng các tiêu chí tuyển dụng, bổ nhiệm CBQL trường MN với chất lượng tốt nhất.

Lập kế hoạch hàng năm, căn cứ vào qui mô phát triển trường lớp, nhu cầu về đội ngũ CBQL, xác định rõ điều kiện bổ nhiệm CBQL trường MN đáp ứng yêu cầu Chuẩn Hiệu trưởng để tham mưu cho các cấp lãnh đạo chức thi tuyển hoặc bổ nhiệm theo các tiêu chí đề ra. Các tiêu chí tuyển chọn phải được cụ thể hóa một cách chi tiết và cơng khai cho tất cả mọi người cùng nắm được, giúp công tác tuyển chọn đảm bảo cơng bằng, chính xác hơn.

- Xây dựng phương án sử dụng tài chính hợp lý, làm tốt cơng tác xã hội hóa nhằm huy động các nguồn lực nhằm làm cơ sở xây dựng các chính sách đãi ngộ cho CBQL.

- Xác định tiêu chuẩn và quy trình đánh giá CBQL cần dựa trên cơ sở năng lực thực tế và kết quả cơng việc từ đó có chính sách đãi ngộ tương xứng. - Chuẩn Hiệu trưởng MN là mục tiêu mà tất cả mọi CBQL trường MN phải đạt được nhưng ép buộc CBQL phải đạt được các yêu cầu của Chuẩn là biện pháp chưa tốt của nhà quản lý, do vậy phải thiết lập một hệ thống những nấc thang phấn đấu và vươn lên theo Chuẩn.

- Xây dựng chế độ khuyến khích cho những CBQL đạt loại xuất sắc và

loại Khá (nếu đạt loại Xuất sắc hoặc loại Khá trong 1 năm học được thưởng ở một mức, trong 3 năm liền ở mức cao hơn); đồng thời có hình thức xử lý với CBQL xếp loại kém.

Bổ sung thêm tiêu chí vào các điều kiện tăng lương sớm cho CBQL. Chỉ tăng lương sớm trước thời hạn cho những CBQL đã đạt Chuẩn và trên Chuẩn hoặc xếp loại Xuất sắc với tổng điểm xếp loại cao khi đánh giá theo Chuẩn.

Xây dựng nguồn tài chính để phục vụ cơng tác thi đua khen thưởng động viên, khuyến khích CBQL phấn đấu theo Chuẩn.

- Trong việc bổ nhiệm CBQL phải xét đến kết quả đánh giá theo chuẩn, phải được xếp loại Xuất sắc và Khá theo qui định của Chuẩn.

3.2.5.3. Cách tiến hành biện pháp

- Tổ chức thực hiện đầy đủ và kịp thời các chính sách hiện có của Nhà nước; xây dựng và thực hiện các chính sách. Cơng khai các chế độ chính sách và việc thực hiện các chế độ chính sách đối với nhà giáo và CBQL để động viên, khuyến khích xây dựng và phát triển đội ngũ.

- Nhà trường xây dựng chính sách khen thưởng hàng năm thông qua việc đánh giá thi đua khen thưởng theo kỳ, theo năm học, qua xem xét quá trình cơng tác, hiệu quả cơng việc và các thành tích tiêu biểu. Đồng thời, cần có chính sách thưởng đột xuất đối với các cá nhân và tập thể có những đóng góp hoặc có những thành tích nổi bật trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ.

- Cuối năm học cần chú trọng và làm tốt công tác đề xuất khen thưởng theo danh hiệu thi đua của nhà nước đối với những tập thể và cá nhân có những thành tích xuất sắc theo tiêu chuẩn chung của Luật thi đua khen thưởng và các văn bản hướng dẫn.

- Khuyến khích bằng lợi ích vật chất và tinh thần để CBQL phấn đấu theo Chuẩn

- Xây dựng cơ sở vật chất, tạo điều kiện đầy đủ về điều kiện làm việc cho CBQL như phòng làm việc, trang thiết bị làm việc, tài liệu học tập, nghiên cứu.

- Thực hiện đầy đủ chính sách chế độ đãi ngộ cho CBQL nhằm mang tới sự thoải mái về tinh thần giúp CBQL yên tâm công tác và đầu tư thời gian cho việc nghiên cứu, trau dồi nghiệp vụ.

- Tìm kiếm các nguồn tài chính để phục vụ cho cơng tác xây dựng CBQL theo Chuẩn như: Trích ra từ nguồn ngân sách chi tiêu hàng năm của các trường; tiết kiệm từ nguồn chi khác trong chi tiêu hàng năm; vận động từ các tổ chức và cá nhân thông qua công tác xã hội hóa GD;

- Chăm lo đời sống: Hoàn cảnh và điều kiện sống của CBQL ảnh hưởng đến cuộc sống của họ và ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục của nhà trường, vì vậy cần quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần cho CBQL. Tổ chức cho CBQL đi tham quan học tập, đi du lịch, tham gia các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao .v.v

- Động viên, khen thưởng CBQL, trong các đợt phát động thi đua hưởng ứng phong trào tích cực học tập, bồi dưỡng để cá nhân vươn lên. Khi sơ kết, tổng kết phải tuyên dương khen thưởng kịp thời, lấy những tấm gương người tốt, việc tốt làm nhân tố điển hình để nhân rộng ra.

- Giao cho những CBQL có chí hướng phấn đấu để vươn lên, giao những việc khó để họ có cơ hội để thể hiện và bộc lộ tài năng cũng như thế mạnh của bản thân.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện

Nhà nước và các cấp chính quyền cần phải thật sự quan tâm đến ngành GD&ĐT, thật sự xem giáo dục và đào tạo là “quốc sách hàng đầu”. Hàng năm cần ưu tiên nguồn kinh phí đầu tư cho phát triển con người và phát triển giáo dục. Cần phải coi quản lý là một nghề và là một nghề đặc biệt. Vì vậy, cần phải có chính sách để thu hút nhân tài, cán bộ giỏi làm nghề quản lý để phát huy tài năng của họ. Công tác phối hợp giữa ngành GD&ĐT và các ngành liên quan.

- Hiện nay cơ chế phân cấp, phân quyền ở cơ sở còn nhiều vấn đề phức tạp, lạm dụng trách nhiệm và quyền hạn giữa các cơ quan trong quá trình triển khai và thực hiện nhiệm vụ. Hàng năm, các cơ quan cần phải xây dựng quy chế phối hợp để phân công trách nhiệm và quyền hạn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình.

- Cần có sự thay đổi trong công tác quản lý từ mầm non đến THCS (chủ thể quản lý phải là Phòng GD&ĐT, quản lý chun mơn nghiệp vụ, quản lý tài chính, cơ sở vật chất, đặc biệt là quản lý đội ngũ), để nâng cao trách nhiệm quản lý và đem lại hiệu quả thiết thực trong GD&ĐT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cán bộ quản lý trường mầm non huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh theo chuẩn hiệu trưởng (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)