Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cán bộ quản lý trường mầm non huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh theo chuẩn hiệu trưởng (Trang 99 - 101)

Trong các giải pháp đã nêu ở trên, để quản lý có hiệu quả đội ngũ CBQL trường mầm non huyện Hồnh Bồ, tỉnh Quảng Ninh, ln phải xác định những nguyên tắc định hướng và có các biện pháp cụ thể, mỗi biện pháp có tính độc lập tương đối nhưng lại có quan hệ chi phối, ràng buộc và phụ thuộc vào nhau. Ở từng điều kiện và thời điểm khác nhau, vị trí của mỗi biện pháp có tầm quan trọng khác nhau, có khi biện pháp này là tiền

đề, điều kiện để thực hiện các biện pháp tiếp theo. Quy hoạch, tạo nguồn CBQL trường mầm non là khâu quan trọng trong công tác cán bộ của ngành GD&ĐT huyện. Đội ngũ cán bộ nguồn kế cận cần phải dồi dào, có chất lượng là cơ sở để đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng hợp lý và chuyển tiếp vững vàng giữa các thế hệ CBQL. Như vậy không thực hiện tốt quy hoạch thì sẽ thiếu cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch, triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng. Ngược lại, dù công tác quy hoạch tốt đến đâu mà không quan tâm đến cơng tác đào tạo, bồi dưỡng thì cơng tác quy hoạch cũng khơng có ý nghĩa. Hơn nữa, khi khơng thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng hoặc đào tạo, bồi dưỡng khơng có quy hoạch thì sẽ không thực hiện tốt công tác sắp xếp, sử dụng một cách hợp lý đội ngũ CBQL. Điều này sẽ dẫn đến không phát huy được kết quả đào tạo, bồi dưỡng và đôi khi phản tác dụng dẫn đến lãng phí. Bên cạnh đó cơng tác đánh giá cán bộ quản lý trường mầm non là một khâu cũng rất quan trọng, kết quả đánh giá là cơ sở để triển khai thực hiện công tác đào tạo bồi dưỡng, công tác quy hoạch, bổ nhiệm lại hoặc bổ nhiệm cán bộ quản lý ở vị trí cao. Đồng thời kết qủa đánh giá CBQL cũng là cơ sở để đề xuất, thực hiện chế độ chính sách đối với CBQL trường mầm non.

Một vấn đề chúng ta phải nhận thức rằng: Việc cụ thể hóa các tiêu chuẩn Hiệu trưởng, Phó hiệu trường MN huyện Hồnh Bồ, quy hoạch, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, sắp xếp, sử dụng hợp lý đội ngũ CBQL có được thực hiện tốt hay khơng cịn phụ thuộc rất lớn vào sự chỉ đạo đúng đắn và sự quan tâm đúng mức của tỉnh ủy, UBND tỉnh, UBND huyện cũng như lãnh đạo ngành GD&ĐT. Như vậy, năm biện pháp trên có quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau và phát huy tác dụng của nhau để mang lại hiệu quả trong công tác quản lý CBQL trường mầm non của huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. Cần tổ chức phối kết hợp đồng bộ cả 5 biện pháp trong công tác quản lý CBQL trường mầm non, để hướng tới xây dựng đội ngũ CBQL trường MN có năng lực, trình độ, có phẩm chất đạo đức tốt, có kinh nghiệm và nghệ thuật quản lý, trở thành những người làm quản lý “vừa hồng, vừa chuyên” đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cán bộ quản lý trường mầm non huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh theo chuẩn hiệu trưởng (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)