2.4. Thực trạng về công tác quản lý cán bộ quản lý trường mầm
2.4.5. Tạo môi trường làm việc thuận lợi và động lực thúc đẩy phát
ngũ cán bộ quản lý trường mầm non
2.4.5.1. Về các điều kiện phục vụ công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non
Tiến hành tìm hiểu tình trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác và tự học của CBQL trường MN bằng câu hỏi “Đồng chí hãy cho biết tình trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác và tự học của hiệu trưởng nhà trường”. Kết quả điều tra thăm dò ý kiến của CBQL trường MN được tổng hợp trong bảng 2.12.
Bảng 2.12. Đánh giá của CBQL trường MN về tình trạng CSVC và phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác, tự học, tự nghiên cứu
Ý kiến đánh giá STT Phương tiện, điều kiện
Số lượng Tỉ lệ %
1 Về phòng làm việc riêng
1.1 Có phịng làm việc riêng 21 55,3 1.2 Chưa có phịng làm việc riêng 17 44,7 2 Về phương tiện làm việc
2.1 Có đủ trang thiết bị nội thất 21 55,3 2.2 Chưa có đủ trang thiết bị nội thất 17 44,7 2.3 Có máy tính kết nối Internet 38 100,0 2.4 Có máy tính chưa kết nối Internet 0 0,0 2.5 Chưa có máy tính và Internet 0 0,0 3 Về sách, tạp chí, tài liệu
3.1 Có nhiều loại phong phú 19 50,0 3.2 Chủng loại nghèo nàn 19 50,0
Số liệu tại bảng 2.12 cho thấy các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật và tài liệu phục vụ công tác và tự học, tự nghiên cứu của CBQL trường MN huyện Hoành Bồ về cơ bản đã đáp ứng được cho nhu cầu công tác và tự học, tự nghiên cứu của CBQL. Tuy nhiên cịn nhiều
CBQL chưa có phịng làm việc riêng kéo theo thiếu thiết bị nội thất của các phòng làm việc (44,7%). Việc trang bị tài liệu phục vụ nghiên cứu, tham khảo của cán CBQL ở nhiều đơn vị trường học chưa được quan tâm đúng mức (50% CBQL đánh giá tài liệu tham khảo còn nghèo nàn).
Trong điều kiện hội nhập quốc tế và công nghệ thông tin phát triển nhanh như hiện nay, việc cập nhật thơng tin là u cầu cấp thiết. Vì vậy CBQL trường MN cần phải có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị thiết yếu, tài liệu tối thiểu để tự bồi dưỡng và ứng dụng vào quản lý.
2.4.5.2. Công tác xây dựng các chính sách phát triển đội ngũ CBQL trường MN
Do điều kiện kinh tế, xã hội còn gặp khó khăn, nguồn lực hạn chế nên Tỉnh ủy, UBND tỉnh chủ yếu tập trung tổ chức triển khai các chủ trương, cơ chế, chính sách của Trung ương đối với phát triển giáo dục MN, trong đó có phát triển đội ngũ CBQL trường MN như kiên cố hóa trường học, xây dựng nhà ở công vụ giáo viên vùng đặc biệt khó khăn, thực hiện xã hội hóa giáo dục...chưa có các cơ chế, chính sách riêng, đặc thù, đủ mạnh để tạo dựng môi trường làm việc thuận lợi và tạo động lực thúc đẩy phát triển đội ngũ CBQL trường MN. Để tìm hiểu thực trạng chính sách đối với cơng tác quản lý CBQL trường MN, chúng tôi đưa ra câu hỏi đối với CBQL trường MN “Đồng chí hãy cho biết tác dụng của các chế độ chính sách hiện nay đối với việc phát triển đội ngũ CBQL trường MN”, kết quả được tổng hợp trong bảng 2.13
Bảng 2.13. Tác dụng của các chính sách đối với việc phát triển đội ngũ CBQL trường MN STT Chế độ chính sách Có nhiều tác dụng Có tác dụng Khơng có tác dụng 1 Lương 65,8 34,2 0 2 Phụ cấp chức vụ 44,7 47,7 7,9
3 Điều kiện làm việc, học tập 78,9 21,1 0
4 Nhà ở, đất đai 39,5 52,6 7,9
5 Chính sách đào tạo, bồi dưỡng 60,5 39,5 0 6 Gắn kết quả bồi dưỡng với sử dụng 47,4 52,6 0 7 Chế độ chuyển vùng, luân chuyển 26,3 52,6 21,1 8 Phong tặng danh hiệu nhà giáo 34,2 57,9 6,7 9 Tặng huy chương, kỷ niệm chương 34,2 44,7 21,1 10 Bình xét thi đua và khen thưởng 47,4 52,6 0
Số liệu ở bảng 2.13 cho thấy CBQL trường MN đánh giá cao tác dụng của các yếu tố: điều kiện làm việc, học tập, lương, chính sách đào tạo, bồi dưỡng. Như vậy, theo ý kiến của CBQL trường MN những yếu tố có tác động mạnh nhất đến việc phát triển đội ngũ CBQL trường MN là: 1) Điều kiện làm việc, học tập; 2) Lương; 3) Chính sách đào tạo, bồi dưỡng. Trên thực tế, trong thời gian vừa qua, tác dụng của các yếu tố trên chưa cao, chưa thực sự tác động mạnh mẽ đến việc phát triển đội ngũ CBQL huyện Hoành Bồ. Do vậy trong thời gian tới cần nâng cao hiệu quả tác động của các yếu tố trên cùng với việc xây dựng và thực hiện đồng bộ các chế độ chính sách khuyến khích cả về vật chất và tinh thần đối với đội ngũ CBQL trường MN.
Như vậy, huyện Hoành Bồ chưa ban hành được các chính sách riêng để áp dụng cho đội ngũ CBQL trường học nói chung và trường MN nói riêng. Các chế độ chính sách về thu hút, đề bạt, bổ nhiệm, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ, khen thưởng, tôn vinh CBQL trường MN đều đang áp dụng theo quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước. Nguồn tài chính để thực hiện các chế độ, chính sách cho CBQL và giáo viên tại địa phương, chủ yếu là từ ngân sách nhà nước, nguồn thu từ học phí và thu khác của nhà trường rất thấp, không đáng kể do vậy việc nâng cao mức sống, điều kiện công tác, tự học tập cho đội ngũ CBQL trường MN huyện Hồnh Bồ vẫn cịn gặp khó khăn.
Tóm lại, trong những năm qua huyện Hoành Bồ đã quan tâm đến việc thực hiện các chế độ, chính sách (quy hoạch, bổ nhiệm, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, tạo môi trường thuận lợi..) để phát triển đội ngũ CBQL trường MN dần đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục MN tuy nhiên bên cạnh đó có mặt cịn hạn chế. Chưa có chính sách sử dụng đãi ngộ phù hợp để kích thích động cơ làm việc, lao động sáng tạo của đội ngũ CBQL trường MN, tạo môi trường làm việc thuận lợi để họ hứng thú, tích cực trong thực hiện nhiệm vụ quản lý, nghiên cứu khoa học, không ngừng phát triển bản thân, góp phần phát triển nhà trường và phát triển ngành.
2.4.5.3. Cơng tác xây dựng điển hình tiên tiến về quản lý trường mầm non
Công tác xây dựng điển hình tiên tiến về quản lý trường MN chưa được quan tâm, chưa có chủ trương và đầu tư cụ thể để xây dựng nên nhìn chung
huyện chưa có mơ hình điển hình tiên tiến về quản lý trường MN để phổ biến, nhân rộng. Vì vậy công tác tổng kết thực tiễn rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý của đội ngũ CBQL trường trong điều kiện cụ thể của huyện nói chung cịn hạn chế.
Có thể đưa ra một số nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế nêu trên như sau: 1) Nhận thức về ý nghĩa của các điển hình tiên tiến về quản lý trường MN trong phát triển đội ngũ CBQL trường MN chưa đúng mức. 2) Chưa có chủ trương, quy hoạch phát triển, kế hoạch đầu tư xây dựng các điển hình tiên tiến về quản lý trường MN; 3) Chưa có cơ chế, chính sách để xây dựng điển hình tiên tiến về quản lý trường MN và phát triển phong trào thi đua học tập, làm theo điển hình tiên tiến.
2.4.5.4. Về tạo động lực và môi trường thuận lợi để CBQL phát huy năng lực bản thân theo hướng nâng cao mức độ đáp ứng Chuẩn hiệu trưởng
Kết quả đánh giá theo Chuẩn là một căn cứ để xây dựng chính sách, chế độ đãi ngộ CBQL. Đây là nội dung quan trọng trong hoạt động quản lý, bởi vì mục tiêu của nhà quản lý là hình thành một mơi trường làm việc thuận lợi.
Căn cứ vào kết quá đánh giá theo Chuẩn Hiệu trưởng tạo môi trường và động lực để phát huy năng lực nghề nghiệp của bản thân bằng các quyết định về mặt tổ chức như: Đề bạt, thăng chức.
Đãi ngộ liên quan đến quyết định về lương, phúc lợi và thưởng. Trong bối cảnh hiện nay, thách thức lớn nhất trong lĩnh vực này là làm sao để cải thiện chế độ tiền lương, tạo ra các điều kiện sống và làm việc trong một môi trường tốt cho CBQL.
Xác định rõ để phát huy tốt năng lực của CBQL, tập trung trong công tác xây dựng môi trường sư phạm phù hợp, thuận lợi đó là:
- Xây dựng kế hoạch, triển khai công tác một cách khoa học và có hiệu quả. Kế hoạch được thơng báo đến tồn thể trong Hội đồng giáo dục nhà trường theo từng tuần/tháng. Trong quá trình thực hiện ln có sự điều chỉnh cho phù hợp với thực tế của địa phương, đơn vị.
- Thông qua Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức đầu năm học, nhà trường xây dựng, điều chỉnh quy chế làm việc cụ thể phù hợp với các quy định rõ ràng về chức trách nhiệm vụ của từng thành viên. Tạo bầu khơng khí dân chủ và sự đồn kết, hợp tác cộng đồng trách nhiệm trong tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường.
- Về đầu tư cơ sở vật chất cơ bản đảm bảo đáp ứng u cầu về chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục cho trẻ em.