Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cán bộ quản lý trường mầm non huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh theo chuẩn hiệu trưởng (Trang 82 - 84)

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý

Biện pháp phát triển đội ngũ hiệu trưởng và CBQL trường MN huyện Hồnh Bồ theo quan điểm chuẩn hóa phải xuất phát từ đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về chiến lược phát triển giáo dục, coi nhà giáo và CBQL giáo dục là đội ngũ có vai trị quan trọng trong sự nghiệp nâng cao dân trí, xây dựng con người, đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, Nhà nước và nhân dân tôn vinh nhà giáo, coi trọng nghề dạy học. Xây dựng CBQL giáo dục, trong đó có đội ngũ CBQL trường MN là nhiệm vụ của các cấp ủy Đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị, coi đó là một bộ phận trong cơng tác cán bộ của Đảng và Nhà nước. Trong đó ngành giáo dục và đào tạo giữ vai trị chính trong việc tham mưu, tổ chức thực hiện. Nhà nước thống nhất chỉ đạo trong việc quản lý, bố trí sử dụng đội ngũ CBQL giáo dục; giữ vai trò chủ đạo trong việc quản lý, bố trí, sử dụng đội ngũ CBQL giáo dục trong các trường công lập, tạo cơ chế, chính sách để các trường ngồi cơng lập được sử dụng có hiệu quả đội ngũ này. Xây dựng phát triển đội ngũ CBQL giáo dục phải được tiến hành đồng bộ với việc đổi mới cơ chế quản lý của Nhà nước đối với cán bộ hành chính sự nghiệp, đảm bảo thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Biện pháp lựa chọn phải phù hợp với điều kiện chính trị - kinh tế - xã hội nước ta trong thời kỳ tiến hành CNH, HĐH và hội nhập quốc tế nói chung và điều kiện cụ thể của huyện Hồnh Bồ nói riêng (CSVC, tài chính, tập quán, tâm lý...) để đảm bảo thực hiện hiệu quả. Điều kiện thực tiễn và định hướng phát triển kinh tế - xã hội đặt ra yêu cầu phát triển giáo dục và đào tạo chi

phối trực tiếp yêu cầu về nhân lực giáo dục trong đó có đội ngũ quản lý giáo dục. Vì vậy, các biện pháp phải có tính đón đầu, với mục tiêu đưa đội ngũ CBQL trường MN hiện tại đạt chuẩn ở mức độ cao, vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa hướng tới yêu cầu phát triển lâu dài của sự nghiệp giáo dục và đào tạo của huyện. Để thực hiện yêu cầu này khi xây dựng mỗi biện pháp cần chỉ ra các việc cần làm, nội dung và cách tiến hành các công việc một cách cụ thể, đảm bảo phù hợp với trình độ, năng lực chun mơn, nghiệp vụ của CBQL trường MN, điều kiện về cơ sở vật chất và các nguồn lực khác của nhà trường, địa phương cụ thể thuộc huyện Hoành Bồ.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Để phát huy những kết quả đã đạt được, các biện pháp đề xuất phải dựa trên cơ sở xem xét, kế thừa những thành tựu đã có. Mặt khác nội dung của các biện pháp có thể có được trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, hệ thống hóa lại các ý tưởng sáng tạo, thậm chí đã được áp dụng của các giáo viên, các cản bộ quản lý, các trường học, các cơ quan quản lý giáo dục, các địa phương trong khung lý luận chung của đề tài. Thực tế nghiên cứ đề tài cũng đã thể hiện sự kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có, đặc biệt là nghiên cứu khoa học về phát triển nguồn nhân lực nói chung và phát triển nguồn nhân lực giáo dục nói riêng.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

CBQL trong nhà trường có vai trị quyết định chất lượng quản lý cơng tác giáo dục của nhà trường, Cơ quan quản lý cấp trên mà trực tiếp là Phòng GD&ĐT quản lý tốt đội ngũ CBQL trong nhà trường là điều kiện tiên quyết để nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Các biện pháp quản lý đội ngũ CBQL phải góp phần vào việc thực hiện mục tiêu quản lý nhà trường MN với chất lượng hiệu quả, đảm bảo cho nhà trường hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, trong đó nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục của trường MN là mục tiêu hàng đầu. Điều đó đỏi hỏi khi thực hiện cơng tác quản lý CBQL trường MN phải quán triệu sâu sắc mục tiêu và nội dung hoạt động của trường MN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cán bộ quản lý trường mầm non huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh theo chuẩn hiệu trưởng (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)