2.4. Thực trạng về công tác quản lý cán bộ quản lý trường mầm
2.4.3. Công tác đào tạo,bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý trường
Công tác đào tạo bồi dưỡng CBQL trường MN huyện Hoành Bồ chủ yếu tập trung vào đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, việc đào tạo và bồi dưỡng về lý luận chính trị đã được quan tâm, bồi dưỡng theo chuẩn nghề nghiệp chưa được quan tâm thỏa đáng.
2.4.3.1. Về hình thức đào tạo,bồi dưỡng
a. Đào tạo,bồi dưỡng thơng qua các khóa học
Qua khảo sát tìm hiểu, trao đổi với CBQL trường MN về các hình thức
đào tạo và hiệu quả của các hình thức mà họ đã được tham gia, chúng tôi rút ra một số nhận xét:
- Tỉ lệ CBQL đã được tham gia các khóa đào tạo bồi dưỡng cơ bản về quản lý trường học cịn thấp (14/38 CBQL có chứng nhận về QLGD).
- Hiệu quả của các lớp đào tạo, bồi dưỡng đó hầu như chưa cao do thời gian đào tại ngắn, hình thức đào tạo vừa học vừa làm.
- Các hoạt động bồi dưỡng thường xuyên, học tập kinh nghiệm tiên tiến ít được tổ chức và hiệu quả thấp.
b. Hoạt động tự bồi dưỡng của CBQL
Kết quả khảo sát cho thấy, ngoài hoạt động quản lý và tham gia giảng dạy, CBQL trường MN còn tham gia các hoạt động tại địa phương và tham gia nghiên cứu khoa học dưới hình thức viết sáng kiến kinh nghiệm. CBQL trường MN sử dụng thời gian nhàn rỗi như sau: 93.3% đọc các tài liệu về quản lý; 80% đọc sách chuyên môn, 66.6% đọc báo, tạp chí, 100% truy cập Internet, 86.6% xem truyền hình, 40% tham gia luyện tập và thi đấu thể thao, 40% đi chơi bạn bè. Từ kết quả khảo sát trên, có thể đưa ra một số nhận xét:
- Tỉ lệ CBQL trường MN quan tâm đến việc tự bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, đầu tư thời gian, tâm sức để cập nhật kiến thức quản lý mới tương đối cao.
- Tỉ lệ CBQL tham gia nghiên cứu khoa học còn thấp. Quản lý là lĩnh vực khoa học đang phát triển rất nhanh trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay. Để cập nhật, nâng cao kiến thức quản lý thì CBQL các trường MN phải tham gia nghiên cứu khoa học.
- Các hoạt động nâng cao đời sống tinh thần, hiểu biết về đời sống xã hội được nhiều CBQL quan tâm tham gia.
Tóm lại, để nâng cao chất lượng quản lý trường MN, các cấp quản lý cấp trên cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường MN, tổ chức cho CBQL trường MN học tập kinh nghiệm quản lý của các trường điển hình tiên tiến, tăng cường các hoạt động tự bồi dưỡng, tham gia nghiên cứu khoa học.
2.4.3.2. Về nguyên nhân gây cản trở đến công tác đào tạo, bồi dưỡng
Đa số CBQL trường MN đều phản ánh trở ngại của việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý theo Chuẩn Hiệu trưởng là do các cấp quản lý chưa có kế hoạch tổng thể về đào tạo, bồi dưỡng CBQL trường MN theo Chuẩn, cơ chế chính sách chưa thực sự tháo gỡ khó khăn và khuyến khích đội CBQL tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng, chương trình đào tạo, bồi dưỡng chưa phong phú, chưa có các chương trình bồi dưỡng theo chuẩn hiệu trưởng, hạn chế về kiến thức tiếng anh và tin học, dẫn đến việc tự học cũng rất khó khăn vì hầu hết các tài liệu về quản lý trên mạng Internet đều sử dụng tiếng Anh.
2.4.3.3. Nhu cầu bồi dưỡng của cán bộ quản lý trường mầm non
- Mặc dù còn nhiều yếu tố chưa tạo thuận lợi cho CBQL nâng cao năng lực quản lý, tuy nhiên qua khảo sát cho thấy phần lớn đội ngũ CBQL đều có nhu cầu về đào tạo, bồi dưỡng. Tuy nhiên do năng lực và kinh nghiệm của từng CBQL khác nhau nên nhu cầu về đào tạo, bồi dưỡng theo từng nội dung khác nhau.
- CBQL trường MN có nhu cầu cao về bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà trường, bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về tin học ứng dụng, về phương pháp nghiên cứu khoa học, về tư tưởng chính trị và chun mơn, nghiệp vụ.
- Các CBQL có nhu cầu bồi dưỡng tồn diện về tư tưởng chính trị, kiến thức, kỹ năng quản lý nhà trường, chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp nghiên cứu khoa học, tin học ứng dụng. Đây là vấn đề cần quan tâm khi xây dựng chương trình, nội dung bồi dưỡng hiệu trưởng CBQL trường MN theo chuẩn hiệu trưởng.
2.4.3.4. Về các hình thức đào tạo, bồi dưỡng cần sử dụng
Hình thức đào tạo, bồi dưỡng cũng rất quan trọng đối với đội ngũ CBQL trường MN. Do điều kiện khác nhau về môi trường công tác, về hồn cảnh gia đình và năng lực quản lý thực tế của CBQL mà từng CBQL có thể lựa chọn hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với mình. Ý kiến đánh giá của CBQL trường MN về hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 2.9. Đánh giá của CBQL trường MN
về các hình thức đào tạo, bồi dưỡng CBQL cần sử dụng
Cần thiết Không cần thiết TT Nội dung Tỷ lệ ý kiến đánh giá (%) Tỷ lệ ý kiến đánh giá (%)
1 Các khóa học đào tạo, bồi dưỡng tập trung 92,1 7,9 2 Bồi dưỡng thường xuyên 63,2 36,8 3 Bồi dưỡng theo chuyên đề 63,2 36,8 4 Nghiên cứu, học tập kinh nghiệm 86,8 13,2
Các số liệu ở bảng 2.9 cho thấy: Hình thức được đánh giá cao nhất là các khóa đào tạo, bồi dưỡng tập trung và nghiên cứu, học tập kinh nghiệm, tiếp đến là bồi dưỡng theo chuyên đề, bồi dưỡng thường xuyên. Kết quả này cần phải được lưu ý khi thiết kế các kế hoạch và tổ chức triển khai công tác bồi dưỡng hiệu trưởng trường MN.