Trường MN trong hệ thống giáodục quốc dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cán bộ quản lý trường mầm non huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh theo chuẩn hiệu trưởng (Trang 31 - 35)

1.3.1. Đặc điểm của bậc học Mầm non

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng ban đầu cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ của trẻ em Việt Nam. Việc chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non phải được thực hiện với sự phối hợp, gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Coi trọng và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức chăm sóc, giáo dục trẻ cho các bậc phụ huynh, cha mẹ của trẻ nhằm thực hiện đa dạng hoá phương thức chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Hướng tới mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Về mục tiêu của giáo dục mầm non, Luật giáo dục năm 2005 - Điều 22 đã khẳng định: “ Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về

thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một” [30].

1.3.1.1. Về nội dung giáo dục

Điều 23, Luật giáo dục năm 2005, quy định về nội dung của giáo dục MN là: Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hịa giữa ni dưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn; biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo và người trên; yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết, thích đi học.

1.3.1.2. Về phương pháp giáo dục

Phương pháp giáo dục mầm non chủ yếu là thông qua việc tổ chức các hoạt động vui chơi để giúp trẻ em phát triển toàn diện; chú trọng việc nêu gương, động viên, khích lệ.

1.3.2. Vị trí của trường MN trong hệ thống giáo dục quốc dân

Là bậc học đầu tiên nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Trường có tư cách pháp nhân có tài khoản và con dấu riêng.

1.3.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của trường Mầm non

Căn cứ theo Điều lệ trường MN ban hành kèm theo Quyết định số: 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ GD&ĐT. Tại điều 2, quy định trường MN có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

(1). Tổ chức thực hiện việc ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

(2). Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; Tổ chức giáo dục hồ nhập cho trẻ em có hồn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật.

(3). Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ ni dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

(4). Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật. (5). Xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá hoặc theo yêu cầu tối thiểu đối với vùng đặc biệt khó khăn.

(6). Phối hợp với gia đình trẻ em, tổ chức và cá nhân để thực hiện hoạt động ni dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

(7). Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng.

(8). Thực hiện kiểm định chất lượng ni dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo quy định.

(9). Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

1.3.4. Quy định hạng trường Mầm non

Hạng trường được quy định theo cơ cấu vùng, miền và theo số lớp học mỗi trường của mỗi vùng miền. Quy định hạng trường giúp cho việc thực hiện chế độ quản lý của Nhà nước đối với trường MN. Hạng trường của cấp MN được quy định như sau:

Bảng 1.1. Quy định hạng trường Mầm non

TT Trường MN

thuộc vùng, miền Hạng I Hạng II

1 Trung du, đồng bằng, thành phố 9 nhóm, lớp trở lên. Dưới 9 nhóm, lớp. 2 Miền núi, vùng sâu, hải đảo 6 nhóm, lớp trở lên. Dưới 6 nhóm, lớp.

1.3.5. Hoạt động quản lý của trường Mầm non

Trong trường MN hoạt động quản lý là một hoạt động quan trọng, mang tính chất then chốt; hoạt động quản lý tốt sẽ mở đường cho các hoạt động khác diễn ra nhịp nhàng và có hiệu quả cao. Hoạt động quản lý mang tính xã hội sâu sắc, đồng thời nó vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật.

Chủ thể quản lý của trường MN gồm: 01 Hiệu trưởng và một số Phó Hiệu trưởng (số Phó Hiệu trưởng được quy định bởi quy mơ trường, lớp, được quy định rất rõ trong Điều lệ trường MN).

Hiệu trưởng nhà trường làm việc theo chế độ một thủ trưởng, (các Phó

Hiệu trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng), là người chịu trách nhiệm

quản lý toàn diện nhà trường, tập trung chủ yếu các mặt sau: - Quản lý nhân sự.

- Quản lý quá trình GD&ĐT (chương trình, nội dung, phương pháp..) - Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học.

- Quản lý môi trường...

Theo Điều lệ, cơ cấu bộ máy trong nhà trường MN và các lực lượng phối hợp trong quản lý đó là:

- Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng do nhà nước bổ nhiệm, chịu trách nhiệm quản lý toàn diện các hoạt động của nhà trường theo chế độ một thủ trưởng và tuân theo hiến pháp và pháp luật.

- Chi bộ Đảng trong trường MN là tổ chức chính trị cao nhất, lãnh đạo và hoạt động theo quy định của tổ chức Đảng.

- Cơng đồn giáo dục cơ sở, Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức đoàn thể xã hội khác được thành lập và hoạt động trong nhà trường trong khuôn khổ pháp luật, giúp nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, tiến tới thực hiện mục tiêu giáo dục.

Các trường MN trong chịu sự quản lý trực tiếp về hành chính, chun mơn của Phòng GD&ĐT và các cơ quan quản lý khác trong huyện.

1.3.6. Vai trò của Cán bộ quản lý trường Mầm non

Điều 16, Luật giáo dục quy định: CBQL giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý điều hành các hoạt động giáo dục. Vì vậy CBQL phải khơng ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chun mơn, năng lực quản lý và trách nhiệm của cá nhân đối với sự nghiệp giáo dục quốc dân [30].

Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng:

Hiệu trưởng: “Là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, cơng nhận.”

Trong nhà trường, Hiệu trưởng là người đứng đầu, được giao quyền hạn và chịu trách nhiệm trước cấp trên về hoạt động của nhà trường. Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục từng năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền. Thành lập các tổ chun mơn, tổ văn phịng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường, nhà trẻ; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó. Đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định. Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định. Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường, nhà trẻ. Tiếp nhận trẻ em, quản lý trẻ em và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường, nhà trẻ; quyết định khen thưởng, phê duyệt kết quả đánh giá trẻ theo các nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chun mơn, nghiệp vụ quản lý; tham gia các hoạt động giáo dục 2 giờ trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định. Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trường, nhà trẻ hoạt động nhằm nâng

cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Thực hiện xã hội hố giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.

Phó Hiệu trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về các nhiệm vụ được phân cơng phụ trách. Phó Hiệu trưởng do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm theo đề nghị của Trưởng phòng giáo dục và đào tạo.

Sơ đồ 1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy trường Mầm non

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cán bộ quản lý trường mầm non huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh theo chuẩn hiệu trưởng (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)