2.4. Thực trạng về công tác quản lý cán bộ quản lý trường mầm
2.4.4. Đánh giá Cán bộ quản lý theo Chuẩn Hiệu trưởng
Thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quy định Chuẩn Hiệu trưởng trường MN có hiệu lực thi hành từ ngày 02/6/2011. Từ năm học 2011-2012, Các trường MN thực hiện đánh giá CBQL theo chuẩn. Xác định đây vừa là một yêu cầu vừa là một nhiệm vụ của các nhà trường về bồi dưỡng, đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực của toàn ngành. Việc tổ chức đánh giá được thực hiện như sau:
2.4.4.1. Lực lượng tham gia đánh giá
Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, cấp Uỷ Đảng, Ban chấp hành Cơng đồn và Ban chấp hành Đồn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trường; Cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của nhà trường; thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng.
2.4.4.2. Phương pháp đánh giá xếp loại
Việc đánh giá Hiệu trưởng phải căn cứ vào các kết quả đạt được dựa trên các minh chứng liên quan để cho điểm từng tiêu chí. Điểm tiêu chí tính theo thang điểm 10, là số nguyên, tổng điểm tối đa của 19 tiêu chí là 190. Việc cho điểm tiêu chí được thực hiện trên cơ sở xem xét các minh chứng liên quan.
- Loại xuất sắc: Tất cả các tiêu chí đạt từ 8 điểm trở lên, có tổng số điểm từ 171 đến 190.
- Loại khá: Tất cả các tiêu chí đạt từ 6 điểm trở lên, có tổng số điểm từ 133 điểm trở lên.
- Loại trung bình: Tất cả các tiêu chí của tiêu chuẩn 1 và 3 phải đạt từ 5 điểm trở lên, khơng có tiêu chí 0 điểm, có tổng số điểm từ 95 điểm trở lên.
- Loại kém: Có tiêu chí của tiêu chuẩn 1 và 3 dưới 5 điểm hoặc có tiêu chí 0 điểm, có tổng số điểm dưới 95 điểm.
Đạt chuẩn bao gồm lại xuất sắc, loại khá, loại trung bình; khơng đạt chuẩn loại kém.
2.4.4.3. Quy trình đánh giá xếp loại Hiệu trưởng
- Hiệu trưởng thực hiện tự đánh giá:
Bước 1. Hiệu trưởng nghiên cứu: Qui định Chuẩn, Phụ lục 1 đính kèm
Thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT và văn bản số 3619/ BGDĐT-NGCBQLGD ngày 02/6/2011 về việc Hướng dẫn đánh giá hiệu trưởng trường mầm non theo Thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT.
Bước 2. Xác định các minh chứng có liên quan đến từng tiêu chí thuộc
từng tiêu chuẩn, ghi vào phiếu tự đánh giá.
Bước 3. Tự chấm điểm theo từng tiêu chí, ghi vào phiếu tự đánh giá Bước 4. Cộng điểm tiêu chuẩn, tổng điểm, xác định và ghi loại mình đạt được vào dịng xếp loại trong phiếu đánh giá.
Bước 5. Ghi vào mục đánh giá chung trong phiếu đánh giá; chuẩn bị báo
cáo kết quả tự đánh giá trước tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. - Thực hiện đánh giá xếp loại Hiệu trưởng tại trường (Tập thể đánh giá)
Bước 1. Phổ biến chủ trương, cung cấp tài liệu cho lực lượng đánh giá
và tự đánh giá nghiên cứu trước khi tổ chức cuộc họp
Bước 2. Chọn người chủ trì (điều hành) buổi đánh giá
Bước 3. Hiệu trưởng báo cáo kết quả tự đánh giá trước tập thể
Bước 4. Cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của nhà trường đóng góp
ý kiến, tham gia đánh giá Hiệu trưởng và ghi điểm đạt được ở từng tiêu chí vào Phiếu cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia đánh giá (theo Phụ lục số 06-Mẫu 02).
Bước 5. Kiểm số lượng phiếu đánh giá và lập biên bản kiểm số lượng
phiếu, bàn giao cho Ban chấp hành Cơng đồn.
Bước 6. Tổng hợp ý kiến đóng góp và kết quả tham gia đánh giá Hiệu
trưởng của cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của nhà trường; phân tích các ý kiến đánh giá đó và có nhận xét, góp ý cho Hiệu trưởng theo mẫu theo Phụ lục số 06-Mẫu 03, niêm phong hồ sơ đánh giá, gửi lên Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp là Trưởng Phòng GD&ĐT.
- Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp đánh giá (Trưởng phòng GD đánh giá)
Thủ trưởng tham khảo kết quả tự đánh giá, xếp loại của Hiệu trưởng; kết quả đánh giá của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường được thể hiện trong các mẫu phiếu (Phụ lục số 06-Mẫu 01, 02, 03) và các nguồn thông tin xác thực khác, chính thức đánh giá, xếp loại hiệu trưởng. Phiếu Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp đánh giá, xếp loại hiệu trưởng (theo Phụ lục số 06-Mẫu 04). Thông báo kết quả đánh giá, xếp loại tới Hiệu trưởng, tới tập thể giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường và lưu kết quả trong hồ sơ cán bộ.
2.4.4.4. Nội dung, quy trình đánh giá, xếp loại đối với Phó Hiệu trưởng
Thực hiện theo cơng văn số 630/BGDĐT-NGCBQLGD về việc hướng dẫn đánh giá, xếp loại Phó Hiệu trưởng các trường mầm non, phổ thơng và Phó giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên. Phó Hiệu trưởng sẽ được đánh giá theo các Tiêu chuẩn được quy định trong Thông tư số 17/2011 /TT-BGDĐT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quy định Chuẩn Hiệu trưởng trường MN. Cụ thể các tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; Tiêu chuẩn 2: Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; Tiêu chuẩn 4: Năng lực tổ chức phối hợp với gia đình học sinh và xã hội (nếu có). Riêng Tiêu chuẩn 3, Năng lực quản lý nhà trường, tuỳ theo lĩnh vực hoạt động của cơ sở giáo dục được Hiệu trưởng phân cơng phụ trách, Phó Hiệu trưởng sẽ được đánh giá theo các tiêu chí tương ứng. Vào đầu năm học, Hiệu trưởng thông báo trước tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, báo cáo cơ quan quản lý trực tiếp về nội dung cơng việc Phó hiệu trưởng được phân cơng phụ trách và tổng số tiêu chí được đánh giá đối với từng Phó Hiệu trưởng. Về quy trình, phương pháp đánh giá, lực lượng đánh giá, tổ chức thực hiện đánh giá cơ bản như đánh giá Hiệu trưởng. Nội dung đánh giá, cho điểm theo quy định, gắn với yêu cầu số lượng đầu việc được giao và các tiêu chí cụ thể đánh giá đối với mỗi Phó Hiệu trưởng.
2.4.4.5. Kết quả đánh giá cán bộ quản lý trường mầm non theo chuẩn Hiệu trưởng
Tổng hợp kết qủa đánh giá CBQL trường MN theo Chuẩn Hiệu trưởng.
Bảng 2.10. Tổng hợp kết quả đánh giá CBQL trường MN theo Chuẩn Hiệu trưởng từ năm học 2011- 2012 đến năm học 2015-2016
Xuất sắc Khá Trung bình Kém Năm học Đối tượng
đánh giá
Số
lượng
CBQL lượng Số Tỉ lệ % lượngSố Tỉ% lệ lượng Số Tỉ% lệ lượSố ng T% ỉ lệ
Tự ĐG 30 14 46,7 14 46,7 2 6,7 0 0 Tập thể ĐG 30 11 36,7 14 46,7 5 16,7 0 0 2011-2012 Thủ trưởng ĐG 30 9 30,0 14 46,7 7 23,3 0 0 Tự ĐG 38 19 50,0 18 47,4 1 2,6 0 0 Tập thể ĐG 38 18 47,4 16 42,1 4 10,5 0 0 2012-2013 Thủ trưởng ĐG 38 17 44,7 16 42,1 5 13,2 0 0 Tự ĐG 39 22 56,4 16 41,0 1 2,6 0 0 Tập thể ĐG 39 20 51,3 18 46,2 1 2,6 0 0 2013-2014 Thủ trưởng ĐG 39 19 48,7 18 46,2 2 5,1 0 0 Tự ĐG 39 24 61,5 15 38,5 0 0,0 0 0 Tập thể ĐG 39 23 59,0 15 38,5 1 2,6 0 0 2014-2015 Thủ trưởng ĐG 39 21 53,8 17 43,6 1 2,6 0 0 Tự ĐG 38 31 81,6 7 18,4 0 0 0 0 Tập thể ĐG 38 35 92,1 3 7,9 0 0 0 0 2015-2016 Thủ trưởng ĐG 38 18 47,4 20 52,6 0 0 0 0
Bảng 2.11. Tổng hợp kết quả đánh giá CBQL các trường MN theo Chuẩn Hiệu trưởng Năm học 2015-2016
- Kết quả CBQL tự đánh giá. Xuất sắc Khá Trung bình Kém TT Trường Tổng số CBQL Số lượn g Tỉ lệ % Số lượ ng Tỉ lệ % Số lượn g Tỉ lệ % Số lượn g Tỉ lệ % 1 MN thị trấn Trới 4 3 75,0 1 25,0 0 0 0 0 2 MN Lê Lợi 3 3 100,0 0 0,0 0 0 0 0 3 MN Sơn Dương 3 3 100,0 0 0,0 0 0 0 0 4 MN Thống Nhất 3 3 100,0 0 0,0 0 0 0 0 5 MN Quảng La 3 1 33,3 2 66,7 0 0 0 0 6 MN Bằng Cả 3 3 100,0 0 0,0 0 0 0 0 7 MN Tân Dân 3 3 100,0 0 0,0 0 0 0 0 8 MN Đồng Sơn 3 3 100,0 0 0,0 0 0 0 0 9 MN Vũ Oai 2 2 100,0 0 0,0 0 0 0 0 10 MN Kỳ Thượng 2 2 100,0 0 0,0 0 0 0 0 11 MN Đồng Lâm 4 4 100,0 0 0,0 0 0 0 0 12 MN Hồ Bình 3 1 33,3 2 66,7 0 0 0 0 13 MN Dân Chủ 2 1 50,0 1 50,0 0 0 0 0 Tổng 38 32 84,2 6 15,8 0 0 0 0
- Kết quả tập thể đánh giá
Xuất sắc Khá Trung bình Kém TT Trường Tổng số
CBQL lượSố ng T% ỉ lệ lượng Số Tỉ% lệ lượSống Tỉ% lệ lượng Số T% ỉ lệ
1 MN thị trấn Trới 4 4 100,0 0 0,0 0 0 0 0 2 MN Lê Lợi 3 3 100,0 0 0,0 0 0 0 0 3 MN Sơn Dương 3 3 100,0 0 0,0 0 0 0 0 4 MN Thống Nhất 3 3 100,0 0 0,0 0 0 0 0 5 MN Quảng La 3 1 33,3 2 66,7 0 0 0 0 6 MN Bằng Cả 3 3 100,0 0 0,0 0 0 0 0 7 MN Tân Dân 3 3 100,0 0 0,0 0 0 0 0 8 MN Đồng Sơn 3 3 100,0 0 0,0 0 0 0 0 9 MN Vũ Oai 2 2 100,0 0 0,0 0 0 0 0 10 MN Kỳ Thượng 2 2 100,0 0 0,0 0 0 0 0 11 MN Đồng Lâm 4 4 100,0 0 0,0 0 0 0 0 12 MN Hồ Bình 3 2 66,7 1 33,3 0 0 0 0 13 MN Dân Chủ 2 2 100,0 0 0,0 0 0 0 0 Tổng 38 35 92,1 3 7,9 0 0 0 0
- Kết quả thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý đánh giá (Trưởng phòng
đối với Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng)
Xuất sắc Khá Trung bình Kém TT Trường Tổng số CBQL Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 1 MN thị trấn Trới 4 3 75,0 1 25,0 0 0 0 0 2 MN Lê Lợi 3 1 33,3 2 66,7 0 0 0 0 3 MN Sơn Dương 3 1 33,3 2 66,7 0 0 0 0 4 MN Thống Nhất 3 1 33,3 2 66,7 0 0 0 0 5 MN Quảng La 3 1 33,3 2 66,7 0 0 0 0 6 MN Bằng Cả 3 2 66,7 1 33,3 0 0 0 0 7 MN Tân Dân 3 1 33,3 2 66,7 0 0 0 0 8 MN Đồng Sơn 3 1 33,3 2 66,7 0 0 0 0 9 MN Vũ Oai 2 1 50,0 1 50,0 0 0 0 0 10 MN Kỳ Thượng 2 2 100,0 0 0,0 0 0 0 0 11 MN Đồng Lâm 4 3 75,0 1 25,0 0 0 0 0 12 MN Hồ Bình 3 0 0,0 3 100,0 0 0 0 0 13 MN Dân Chủ 2 1 50,0 1 50,0 0 0 0 0 Tổng 38 18 47,4 20 52,6 0 0 0 0
Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng tự đánh giá
Xuất sắc Khá 84,2%
15,8%
Tập thể đánh giá Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng
Xuất sắc Khá 7,9%
92,1%
Thủ trưởng cấp trên đánh giá Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng
Xuất sắc Khá 47,7%
52,6%
Biểu đồ 2.4. Phân bố kết quả xếp loại do CBQL tự đánh giá, tập thể đánh giá và cấp trên đánh giá, năm học 2015-2016
* Phân tích kết quả và thực trạng của cơng tác đánh giá
Nhìn vào kết qủa tổng hợp đánh giá của hai bảng 2.10, 2.11 và biểu đồ 2.4 cho thấy: Từ năm học 2011-2012 các trường MN đã thực hiện việc đánh giá CBQL theo đúng quy định Thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT. Kết quả đánh giá cũng cho thấy rõ sự tiến bộ của CBQL qua từng năm học từ chỗ tỷ lệ CBQL đạt chuẩn được xếp loại ở mức Khá và Trung bình tương đối cao (trên 60%) ở hai năm học 2011-2012 và 2012-2013. Đến năm học 2015-2016 cho thấy rõ sự thay đổi chứng tỏ hiệu quả của bộ đánh giá chuẩn có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ. Tỷ lệ CBQL đạt chuẩn xếp loại xuất sắc tăng (47,4%). Tỷ lệ đạt chuẩn xếp loại khá và trung bình đã giảm đáng kể (52,6%). Khơng có CBQL xếp loại Kém (chưa đạt chuẩn). Điều này cho thấy bộ đánh giá Chuẩn hiệu trưởng đã phát huy tác dụng, CBQL phải tự bồi dưỡng bản thân theo quy chuẩn. Về quy trình và cách thức tổ chức đánh giá cũng được khoa học, chặt chẽ hơn những năm đầu tiên mới thực hiện.
Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận và chỉ rõ những ưu điểm và một số tồn tại trong công tác đánh giá đó là:
- Đối với việc CBQL tự đánh giá
Ưu điểm: Thực hiện nghiêm túc, đúng đủ quy trình, thể hiện rõ vai trị,
trách nhiệm người đứng đầu đơn vị; gương mẫu, trách nhiệm, nêu cao ý thức đấu tranh phê và tự phê, tinh thần học hỏi cầu thị tiến bộ.
Tồn tại: Một số CBQL tự đánh giá chưa thể hiện rõ quan điểm thẳng thắn khi nhận thấy bản thân còn những mặt hạn chế theo các tiêu chí đánh giá, tự đánh giá bằng cảm nhận chủ quan, minh chứng không đầy đủ, rõ ràng, điểm đánh giá tự nhận xếp loại cao hơn so với thực lực; tâm lý chung luôn muốn bản thân được đánh giá cao cũng là một tồn tại của căn bệnh của thành tích hiện nay. Nhìn vào bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá các năm học có thể thấy rõ điều đó số lượng CBQL tự nhận loại xuất sắc và khá chiếm tỷ lệ cao so với kết quả đánh giá của tập thể đơn vị và Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý. Tiêu biểu năm học 2011-2012, chỉ có 02 CBQL tự đánh giá xếp loại trung
bình, trong quá trình đánh của giá tập thể đã mạnh dạn chỉ ra thêm nhiều trường hợp chỉ đạt ở mức trung bình.
- Đối với việc đánh giá của tập thể đơn vị
Ưu điểm: Đã thể hiện được quan điểm của mỗi cá nhân khi nhận xét, đánh giá về CBQL thông qua phiếu đánh giá. Ý kiến đánh giá của tập thể thường khách quan, thẳng thắn bởi chính họ là những người trực tiếp là đồng nghiệp cùng công tác, sinh hoạt nên hiểu rõ nhất về người CBQL của mình.
Tồn tại: Có nơi, có lúc việc tổ chức đánh giá cịn mang tính hình thức, qua
loa. Tổ chức đánh giá khơng đúng, đủ quy trình như hướng dẫn. Người tham gia đánh giá cũng không được hướng dẫn nắm bắt cụ thể, dẫn đến kết quả đánh giá cũng không phản ánh đúng về phẩm chất và năng lực của CBQL đơn vị mình. Cơng tác chỉ đạo, tun truyền, giáo dục trong đội ngũ nhiều khi chưa được kịp thời, đầy đủ dẫn đến việc nhận thức một bộ phận GV còn hạn chế.
Kết quả người đánh giá thấp quá, người lại đánh giá cao quá, người xem nhẹ việc đánh giá nên làm cho xong, người lại e ngại khi đánh giá lãnh đạo nên không dám thể hiện chính kiến của mình, đánh giá cao hơn so với thực tế. Từ những hạn chế đó dẫn đến kết qủa đánh giá có trường hợp khơng chính xác so với yêu cầu đặt ra và ảnh hưởng chung đến chất lượng đánh giá bậc học. Không tạo ra được động lực thúc đẩy cho cá nhân CBQL cầu thị tiến bộ.
Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân khi thực hiện nhiệm vụ đánh giá theo chuẩn cần nêu cao hơn nữa.
Bộ công cụ đánh giá báo gồm các tiêu chí tiêu, tiêu chuẩn đánh giá quy định khá phức tạp trong cách chấm điểm theo định lượng, cơ sở nguồn minh chứng đi kèm rất nhiều và đa dạng, tạo khó khăn cho người tham gia đánh giá phải có thời gian nghiên cứu tài liệu hướng dẫn.
- Đối với Thủ trưởng cơ quan trực tiếp đánh giá CBQL
Ưu điểm: Thủ trưởng đánh giá là kết quả cuối cùng quyết định, từ kết quả
tự đánh giá và tập thể đánh giá, thủ trưởng xem xét dựa trên sự đánh giá, bao quát toàn diện các mặt của CBQL để xếp loại. Kết quả thống kê các năm học
cho thấy xếp loại đánh giá của thủ trưởng thường khách quan, chặt chẽ, chính xác hơn, đánh giá đúng thực lực, các tiêu chuẩn, tiêu chí CBQL đạt được.
Tồn tại: Đơi khi đánh giá, nhận xét CBQL cịn mang tính chủ quan, dựa
vào cảm tính, nhận định chưa sát với thực tế.