Đánh giá cán bộ quản lý trường mầm non theo chuẩn Hiệu trưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cán bộ quản lý trường mầm non huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh theo chuẩn hiệu trưởng (Trang 94 - 96)

3.2. Biện pháp quản lý cán bộ quản lý trường mầm non huyện

3.2.4. Đánh giá cán bộ quản lý trường mầm non theo chuẩn Hiệu trưởng

3.2.4.1. Mục đích của biện pháp

Đánh giá cán bộ là nhiệm vụ của công tác quản lý lãnh đạo. Đánh giá là để khẳng định mặt được, mặt chưa được của đối tượng so với nhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra. Khai mạc Hội nghị lần thứ 3, BCH trung ương Đảng khóa VII, Tổng bí thư Đỗ Mười trong bài phát biểu đã chỉ rõ: Đánh giá đúng thực trạng đội ngũ cán bộ hiện nay là rất quan trọng, là cơ sở để xác định mục tiêu, phương hướng cho thời gian tới. Đánh giá cán bộ là đưa ra những nhận định về phẩm chất, nhân cách, năng lực của cán bộ, dựa trên phân tích thơng tin đã khảo sát đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn, trên cơ sở đó đề xuất các phương án bố trí cán bộ phù hợp hơn.

Nếu thực hiện đánh giá chính xác cán bộ thì sẽ phát hiện ra người tốt, người tài, từ đó mới phát huy được mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực. Đồng thời, từ đó mới có thể bố trí, sử dụng đề bạt bổ nhiệm CBQL một cách chính xác, khơng sai lầm, sẽ phát huy được tối đa năng lực, sở trường của mỗi người. Do đó đánh giá chính xác đội ngũ CBQL trường MN là một công việc rất quan trọng và rất cần thiết.

3.2.4.2. Nội dung, biện pháp

Để đánh giá cán bộ, trước tiên phải căn cứ vào tiêu chuẩn cán bộ. Công tác cán bộ, vấn đề nổi lên hàng đầu là phải đánh giá đúng. Đánh giá và bố trí, sử dụng cán bộ là hai vế của một nội dung hết sức quan trọng trong cơng tác cán bộ, hai vế đó tạo nên một chỉnh thể thống nhất, có quan hệ biện chứng với nhau mặt này bổ sung mặt kia và ngược lại. Đánh giá cán bộ là quá trình hình thành nhận định, những phán đoán về phẩm chất, nhân cách, năng lực cán bộ, về kết quả công việc dựa trên sự phân tích các thơng tin thu được đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn đề ra nhằm đề xuất những thay đổi, điều chỉnh cán bộ tạo ra chất lượng hiệu quả cao.

Đánh giá CBQL trường MN theo Chuẩn Hiệu trưởng, xác định được mức độ đạt được của chuẩn và những điểm mạnh, điểm yếu của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng. Đây chính là căn cứ quan trọng cho cho việc thực hiện công tác quy hoạch, bổ nhiệm, đào tạo bồi dưỡng và xây dựng cơ chế chính sách đối với CBQL trường MN.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện

Đánh giá đúng đội ngũ CBQL trường MN là một công việc rất quan trọng để xây dựng, phát triển đội ngũ CBQL. Vì vậy cơng tác đánh giá phải được tiến hành thường xuyên theo định kỳ, đồng thời phải kết hợp đánh giá đột xuất theo các yêu cầu cụ thể. Kết quả đánh giá phải được lưu trữ trong hồ sơ cán bộ và làm cơ sở để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm CBQL. Sau khi đánh giá CBQL, cần thiết phải có kế hoạch, hướng sử dụng, hướng đào tạo, bồi dưỡng cụ thể, đồng thời cũng phải có biện pháp tác động với cả người đạt hiệu quả và chưa đạt hiệu quả trong công tác.

Khơng thể đánh giá CBQL một cách cảm tính chủ quan, có thể nghiên cứu hồ sơ Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng để có được thơng tin ban đầu nhưng phải thông qua hoạt động thực tiễn để đánh giá. Thơng qua hoạt động thực tiễn, ta mới có thể phát hiện được CBQL nào có khả năng phát triển tốt hay cần thay thế, đồng thời mới thẩm định lại việc đánh giá cán bộ hiện tại là đúng hay sai để có biện pháp điều chỉnh kịp thời.

Thực hiện đánh giá Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường MN theo đúng quy trình: 1) Hiệu trưởng tự đánh giá, xếp loại; 2) Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường tham gia góp ý và đánh giá hiệu trưởng; 3) Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng đánh giá, xếp loại.

Để đảm bảo tính khách quan, cơng bằng trong đánh giá, xếp loại Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, quá trình đánh giá, xếp loại phải dựa vào các mức phân định để đánh giá từng tiêu chí. Người đánh giá cần xem xét các minh chứng để kiểm tra, xác nhận hay điều chỉnh mức tự đánh giá của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng. Để có nguồn minh chứng xác thực, cần nghiên cứu kĩ các nội dung nguồn minh chứng.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện

Để đánh giá đúng đội ngũ Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường MN cần phải: - Có quan điểm đúng về đánh giá đội ngũ CBQL. Khi đánh giá CBQL phải căn cứ vào những tiêu chuẩn, tiêu chí của Chuẩn Hiệu trưởng để đánh giá.

- Khi đánh giá CBQL phải đảm bảo các nguyên tắc: Nguyên tắc thống nhất giữa hoạt động và nhân cách; nguyên tắc phát triển; ngun tắc đảm bảo tính lịch sử; ngun tắc tồn vẹn. Phải phối hợp các phương pháp đánh giá, khi đánh giá CBQL cần chú ý nhằm phát huy những mặt tốt, mặt tích cực, sự đóng góp của cá nhân bằng tư vấn thúc đẩy phát triển là chính.

- Mặt khác, khi đánh giá CBQL không nên vội vàng đánh giá con người một cách phiến diện, chủ quan, cảm tính, khơng nên máy móc, rập khn khi đánh giá cán bộ hoặc dùng quyền lực để nhận xét mà khơng nghiên cứu, trao đổi và nhìn nhận từ nhiều khía cạnh. Đánh giá thật chính xác CBQL là biện pháp hết sức quan trọng và phức tạp, vừa tế nhị nhưng phải đảm bảo khách quan chính xác. Vì vậy để phát huy tốt phẩm chất và năng lực từng con người của đội ngũ Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường MN huyện Hồnh Bồ là một việc làm cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển mới của sự nghiệp GD&ĐT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cán bộ quản lý trường mầm non huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh theo chuẩn hiệu trưởng (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)