Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cán bộ quản lý trường mầm non huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh theo chuẩn hiệu trưởng (Trang 48)

2.1.1. Về điều kiện tự nhiên

Hoành Bồ là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Quảng Ninh với tọa độ địa lý: từ 106050’ đến 107015’ kinh độ Đông; từ 20º54’47” đến 21º15’ vĩ độ Bắc. Phía Đơng giáp Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Phía Nam giáp Cửa Lục thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Phía Bắc tiếp giáp huyện Sơn Đơng, tỉnh Bắc Giang. Vị trí địa lý của huyện Hồnh Bồ có vai trị là vùng ngoại ơ của Thành phố Hạ Long, Thành phố ng Bí, Thành phố Cẩm Phả, tiếp giáp Cửa Lục, nơi có Cảng nước sâu Cái Lân là cửa ngõ quan trọng của khu vực phía Bắc.

Diện tích tự nhiên của huyện là 84.463 ha; dân số tồn huyện trên 52 nghìn nhân khẩu, chiếm tỷ trọng 14% về diện tích và 3,6% về dân số so với tồn tỉnh; là huyện có diện tích lớn nhất nhưng lại có mật độ dân số thấp. Gồm 8 dân tộc đang sinh sống trong đó dân tộc thiểu số chiếm 36 % ( gồm các dân tộc Dao, Hoa, Tày , Nùng, Sán Dìu, Cao Lan, Mường). Tồn huyện có 12 xã và 01 thị trấn được chia thành 82 thôn, khu.

Về giao thơng đường bộ, Hồnh Bồ có Quốc lộ 279 nối Hoành Bồ - Thành phố Hạ Long với các tỉnh phía Bắc. Tỉnh lộ 326 từ thị trấn Trới đi qua xã Vũ Oai nối với Thành phố Cẩm Phả là trục giao thơng nối Hồnh Bồ với các huyện miền Đông, tạo tiền đề thuận tiện cho giao lưu hàng hóa, thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển.

2.1.2. Về tình hình kinh tế - xã hội

Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước; Kinh tế xã hội của huyện đã có bước phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm (giai đoạn 2005-2010) đạt 38,65%; cơ cấu kinh tế chuyển sang công nghiệp (trên 63%), thương mại dịch vụ (trên 26 %), nông nghiệp (9%). Từ năm 2011 đến nay tốc độ tăng bình qn trên

12%/năm; Văn hóa- xã hội có nhiều tiến bộ, an ninh chính trị - trật tự an tồn xã hội ln được giữ vững; hệ thống chính trị đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới, đời sống vật chất và tình thần của nhân dân được từng bước nâng lên.

Với vị trí địa lý và giao thơng thuận lợi, Hồnh Bồ có nhiều điều kiện giao lưu hàng hóa và kinh tế - xã hội phát triển những lợi thế của huyện như dịch vụ du lịch, phát triển công nghiệp.

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên huyện cịn nhiều khó khăn thách thức trong q trình lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện đảm bảo các chính sách an sinh xã hội và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo. Hiện nay, huyện còn 01 xã thuộc vùng khó khăn, 03 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn, với địa bàn rộng, giao thơng đi lại ở các xã vùng cao còn nhiều hạn chế; trình độ dân trí, đời sống có sự chênh lệnh lớn giữa vùng cao và vùng thấp. Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện trên 4%, tập trung ở các xã thuộc vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn.

2.2. Tình hình giáo dục huyện Hồnh Bồ

2.2.1. Tình hình chung về sự phát triển giáo dục của huyện

Cùng với sự phát triển giáo dục của đất nước, sự nghiệp giáo dục của tỉnh Quảng Ninh nói chung và huyện Hồnh Bồ nói riêng ngày càng được phát triển vững chắc. Quy mô hệ thống trường, lớp được phân bố rộng khắp trên 13/13 xã, thị trấn đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh trên địa bàn huyện. Đến nay, tồn huyện có 36 trường học gồm: 13 trường mầm non, 07 trường tiểu học, 06 trường THCS, 06 trường TH&THCS, 01 trường PTDTNT, 03 trường THPT; ngồi ra cịn có 01 Trung tâm Hướng nghiệp & Giáo dục thường xuyên; 13 Trung tâm học tập cộng đồng.

Cơ sở vật chất trường, lớp đang tiếp tục được quan tâm đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa để thực hiện mục tiêu về kiên cố hóa trường học và xây dựng trường chuẩn quốc gia. Đến thời điểm hiện nay toàn huyện số trường đạt Chuẩn quốc gia là: 16/36 (44,4 %), trong đó MN là 06/13 trường đạt (46,2 %).

Trong điều kiện cịn nhiều khó khăn song huyện đã thực hiện đạt phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi từ năm 2006; phổ cập giáo dục THCS từ năm 2005; phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi từ năm 2013.

2.2.2. Thực trạng giáo dục Mầm non của huyện

2.2.2.1. Mạng lưới trường, lớp bậc học Mầm non

Tồn huyện có 13 trường Mầm non, nằm trên địa bàn 13 xã, thị trấn. Trường xa nhất cách trung tâm huyện 45 km, giao thơng đi lại khó khăn do địa bàn vùng núi hiểm trở, cơ sở hạ tầng rất hạn chế và xuống cấp. Hầu hết các trường đều có nhiều điểm trường lẻ, trường nhiều nhất có 07 điểm trường, trường ít nhất có 02 điểm trường. Các điểm trường cách xa trung tâm từ 5 đến 10 km, nhiều trường đi đến điểm trường lẻ qua đường rừng, giao thơng đi lại khó khăn, CSVC rất thiếu thốn đặc biệt tập trung ở 03 xã đặc biệt khó khăn của huyện (Xã Đồng Lâm, xã Đồng Sơn và xã Kỳ Thượng).

Có 06/13 trường mầm non mới được thành lập năm 2011, tách ra từ trường liên cấp theo đề án chính sách phát triển giáo dục mầm non. Trong điều kiện cịn nhiều khó khăn, các trường mầm non mới được thành lập, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên còn non trẻ, cơ sở vật chất còn thiếu, điều kiện kinh tế - xã hội, nhận thức của nhân dân cịn hạn chế vì vậy kết quả phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi, chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ cịn thiếu vững chắc. Do vậy, xác định việc nâng cao chất lượng giáo dục MN đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong những năm tiếp theo đặt ra hết sức cấp thiết.

Bảng 2.1. Mạng lưới trường học MN của huyện năm học 2015 - 2016

Hệ thống các trường học MN công lập Số học sinh TT Xã/ trường thành Năm lập Hạng trường Số điểm trường Số nhóm, lớp Nhà trẻ Mẫu giáo 1. Mầm non thị trấn Trới 1993 I 05 23 56 654 2. Mầm non Lê Lợi 2009 I 03 13 45 322 3. Mầm non Sơn Dương 1995 I 06 17 68 253 4. Mầm non Thống Nhất 1993 I 04 20 62 443 5. Mầm non Quảng La 2004 I 03 8 30 179 6. Mầm non Bằng Cả 2004 I 03 7 37 147 7. Mầm non Tân Dân 2007 I 04 14 110 166 8. Mầm non Đồng Sơn 2011 I 07 12 52 179 9. Mầm non Vũ Oai 2011 I 02 6 27 91 10. Mầm non Kỳ Thượng 2011 I 03 7 20 57 11. Mầm non Đồng Lâm 2011 I 07 12 90 187 12. Mầm non Hồ Bình 2011 I 02 6 20 91 13. Mầm non Dân Chủ 2011 II 01 5 25 106 Tổng 13 50 154 642 2875

2.2.2.2. Về quy mô phát triển bậc học Mầm non

Bảng 2.2. Quy mô phát triển số lượng trẻ em MN từ năm học 2011-2012 đến năm học 2015-2016 Trong đó Tỷ lệ huy động % TT Năm học Tổng số nhóm, lớp Tổng số trẻ em Nhà

trẻ Mẫu giáo Nhà trẻ Mẫu giáo

Mẫu Giáo 5 tuổi 1 2011-2012 120 2615 509 2106 18,4 78,3 100 2 2012-2013 126 2867 620 2247 21,6 81,7 100 3 2013-2014 150 3020 684 2336 23,0 84,2 100 4 2014-2015 145 3146 619 2527 25,1 86,0 100 5 2015-2016 154 3517 642 2874 26,4 85,7 100

Nguồn: Phịng GD&ĐT huyện Hồnh Bồ

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 2111‐2012 2012‐2013 2013‐2014 2014‐2015 2015‐2016 Sô trẻ em 2615 2867 3020 3146 3517

Biểu đồ 2.1. Số lượng trẻ em MN từ năm học 2011-2012 đến năm học 2015-2016

Từ số liệu bảng 2.2 và biểu đồ 2.1 cho thấy: Số lượng trẻ em, số nhóm, lớp có chiều hướng tăng nhanh trong 5 năm học gần đây. Kết quả đã phản ánh một vấn đề đó là: nhu cầu đến trường lớp của trẻ em trong độ tuổi của trẻ em có chiều hướng tăng nhanh, tỷ lệ huy động đối với mẫu giáo tương đối ổn định, còn tỷ lệ huy động nhà trẻ đến lớp còn thấp, điều này cho thấy tuy trường, lớp được mở rộng nhưng nhận thức của nhân dân về việc cho con đi học còn hạn chế, vấn đề này rất cần sự quan tâm hơn nữa của các cấp, các ngành của huyện, trước hết đòi hỏi sự nỗ lực của ngành giáo dục trong công tác vận động, tuyên truyền để nhân dân các dân tộc trong huyện cho trẻ em ra lớp.

2.2.2.3. Về chất lượng chăm sóc, ni dưỡng trẻ em Mầm non

Bảng 2.3. Kết quả xếp chăm sóc ni dưỡng từ năm học 2011-2012 đến năm học 2015-2016 Kiểm tra sức khoẻ định kỳ Theo dõi biểu đồ cân nặng Trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân Theo dõi biểu đồ chiều cao Trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi TT Năm học SL trẻ em SL % SL % SL % SL % SL % 1 2011-2012 2615 2615 100 2615 100 85 3,3 2615 100 127 4,9 2 2012-2013 2867 2867 100 2867 100 77 2,7 2867 100 113 3,9 3 2013-2014 3020 3020 100 3020 100 69 2,3 3020 100 117 3,8 4 2014-2015 3146 3146 100 3146 100 58 1,8 3146 100 98 3,1 5 2015-2016 3517 3517 100 3517 100 50 1,4 3517 100 77 2,2

Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Hoành Bồ

Kết quả bảng 2.3 cho thấy: Chất lượng giáo dục MN có chiều hướng tăng, chất lượng chăm sóc ni dưỡng ngày càng được quan tâm và nâng lên rõ rệt; với số lượng trẻ em tăng nhanh hàng năm, từ năm học 2011- 2012 đến năm học 2015-2016 tăng 1102 trẻ, tuy vậy chất lượng chăm sóc và ni dưỡng vẫn đáp ứng u cầu đảm bảo 100% trẻ em đến trường được khám sức khỏe định kỳ, được theo dõi biểu đồ cân nặng, biểu đồ phát triển chiều cao. Đã khắc phục giảm thiểu tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ

cân và thể thấp còi, nếu như năm học 2011-2012 còn 85 trẻ em (3,3%) suy dinh dưỡng thể nhẹ cân thì năm học 2015-2016 chỉ cịn 50 trẻ em (1,4%). Trẻ em suy đinh dưỡng thể thấp còi cũng giảm từ 127 trẻ em (4,9%) xuống còn 77 trẻ em (2,2%).

2.2.2.3. Về cơ sở vật chất của bậc học Mầm non

Hiện nay, tồn huyện có 128 phịng học, trong đó phịng học kiên cố 109 phòng chiếm 85,2%, phòng học bán kiên cố 19 phòng chiếm 14,8%, cịn lại 27 phịng nhờ mượn. Có khu vệ sinh dành cho giáo viên và trẻ em Nhiều trường chưa có đủ phịng làm việc cho CBQL. Trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho giảng dạy của giáo viên và tổ chức các hoạt động cho trẻ em được trang bị tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, chất lượng của thiết bị, đồ dùng dạy học đã bắt đầu xuống cấp, nhiều đồ dùng đã hỏng không sử dụng được sau một thời gian sử dụng. Nói chung cơ sở vật chất các trường MN đã được quan tâm đầu tư trang bị, điều đó đã chứng tỏ sự quan tâm của các cấp lãnh đạo cùng với sự góp sức của nhân dân và các tổ chức xã hội trong và ngoài huyện đối với bậc học MN.

Tính từ năm 2011 đến nay, giáo dục MN của huyện đã tăng về số trường, số lớp, số học sinh; huyện đã quan tâm tạo điều kiện cho trẻ em trong độ tuổi được đến trường. Tuy nhiên, CSVC đối với cấp học mầm non vẫn cịn nhiều khó khăn, thiếu phòng học và trang thiết bị phục vụ dạy học ở nhiều điểm trường đặc biệt tập trung 03 xã vùng đặc biệt khó khăn, thiếu phịng làm việc của CBQL, nhân viên.

2.2.2.5. Về tình hình đội ngũ giáo viên Mầm non

Xác định rõ vai trò quan trọng của đội ngũ giáo viên trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, trong những năm qua huyện đã chú trọng việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trường MN qua thống kê số liệu bảng sau:

Bảng 2.4. Chất lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên MN đã tuyển dụng từ năm học 2012-2013 đến năm học 2015-2016 Trình độ đào tạo Xếp loại GV theo Chuẩn nghề nghiệp Năm học Tổng số ĐH CĐ TH SP Xuất sắc Khá TB Kém Trung cấp Chính trị Đảng viên Dân tộc 2011-2012 165 15 12 138 32 67 63 3 2 42 67 2012-2013 190 45 28 117 45 96 47 2 6 53 75 2013-2014 188 78 25 85 50 101 37 0 10 58 72 2014-2015 186 95 22 67 54 98 32 0 17 65 72 2015-2016 263 115 45 103 74 137 52 0 25 85 82

Nguồn: Phịng GD&ĐT huyện Hồnh Bồ Kết quả bảng 2.4 cho thấy số giáo viên MN có biến động theo chiều hướng tăng theo các năm học từ năm học 2011-2012, nguyên nhân do số học sinh tăng nhanh, số nhóm, lớp tăng dẫn đến nhu cầu giáo viên tăng theo. Tuy nhiên, trước yêu cầu thực hiện “đề án tinh giản biên chế”, đến nay số giáo viên đã tuyển dụng từ trước không tăng do không được tuyển dụng bổ sung số giáo viên còn thiếu theo định biên và giáo viên nghỉ hưu hằng năm. Sở nội vụ Quảng Ninh, UBND huyện đã giải quyết cho GV ký hợp đồng để đáp ứng đủ cho số GV đứng lớp theo năm học.

Về trình độ đào tạo của đội ngũ giáo viên MN đang dần chuẩn hóa đáp ứng được yêu cầu; trong tổng số 263 giáo viên, hiện nay 100% số giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo, trong đó có 160/263 (60,8%) giáo viên có trình độ đào tạo trên chuẩn (đại học, cao đẳng). Đa số GV đều có ý thức tốt trong cơng tác, tâm huyết với nghề nghiệp, tích cực học tập, tự bồi dưỡng về chuyên môn để đáp ứng u cầu cơng tác được giao. Phịng GD&ĐT huyện cũng đã làm tốt công tác tham mưu tạo mọi điều kiện để GV được cử đi học tập nâng cao trình độ trên chuẩn.

Qua đánh giá thực trạng về đội ngũ giáo viên MN của huyện giai đoạn 2012-2016, bộc lộ một số tồn tại, hạn chế đó là: Đội ngũ GV đa số mới được tuyển dụng vào ngành, tuổi đời, tuổi nghề cịn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm,

năng lực sư phạm cịn hạn chế. Hình thức khi tuyển dụng chủ yếu là xét tuyển, không qua thi tuyển do số lượng GVMN được đào tạo ra trường tại thời điểm đó khơng đủ so với nhu cầu cần tuyển dụng của huyện. Mặt khác nguồn GV được đào tạo từ nhiều cơ sở giáo dục khác nhau, hình thức đào tạo cũng đa dạng: chính quy, tại chức, vừa làm - vừa học... phần nào ảnh hưởng nhiều đến chất lượng đội ngũ. Trình độ GV khi tuyển dụng có đến 95% là trung cấp; nguồn GV có chun mơn giỏi, giáo viên cốt cán của huyện cịn ít; khả năng kiến thức ngoại ngữ, tin học... của giáo viên còn hạn chế.

Những hạn chế nêu trên do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhưng nguyên nhân chính là do cơng tác tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch đội ngũ giáo viên MN còn bị động về thời gian, chưa có kế hoạch lộ trình cụ thể. Chất lượng GV cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng trong quy hoạch nguồn CBQL các nhà trường.

2.3. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý các trường Mầm non huyện Hoành Bồ

Trong những gần đây Huyện ủy, UBND huyện và Phịng GD&ĐT huyện Hồnh Bồ đã quan tâm, chú trọng cả về số lượng và chất lượng CBQL các bậc học đặc biệt bậc học MN. Phịng GD&ĐT đã tích cực trong cơng tác tham mưu đưa ra các biện pháp để xây dựng và phát triển CBQL các trường MN nhằm đáp ứng yêu cầu tạo ra sự chuyển biến tích cực trong việc phát triển sự nghiệp giáo dục chung của huyện.

2.3.1. Số lượng, cơ cấu độ tuổi, thâm niên cán bộ quản lý các trường Mầm non

Bảng 2.5. Thống kê số lượng, độ tuổi, thâm niên CBQL các trường MN năm học 2015-2016

Độ tuổi Thâm niên quản lý TS

Dưới 30 31- 40 41-55 Từ 1 đến5 năm Từ 6 đến 9 năm Từ 10 năm trở lên

SL: 38 7 22 9 28 6 4

% 18,4 57,9 23,7 73,7 15,8 10,5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cán bộ quản lý trường mầm non huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh theo chuẩn hiệu trưởng (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)