1.2. Một số khái niệm và quan niệm cơ bản
1.2.7. Đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ cán bộ quản lý trường Mầm non
Theo lý luận trên thì đội ngũ CBQL chính là một bộ phận của đội ngũ. Trong một nhà trường thì đội ngũ CBQL chính là tập hợp những người đứng đầu nhà trường, đứng đầu một đơn vị, phòng ban, các chuyên viên, cùng chung một nhiệm vụ quản lý trường học.
Đội ngũ CBQL giáo dục được đề cập trong luận văn này là đội ngũ CBQL các trường mầm non bao gồm: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường mầm non. CBQL của mỗi trường mầm non là người chịu trách nhiệm trước nhà nước về trọng trách quản lý nhà trường mầm non nhằm thực hiện mục đích ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non phát triển toàn diện theo định hướng, mục tiêu giáo dục mầm non nằm trong sự vận hành của hệ thống giáo dục quốc dân.
Theo Khoản 1, điều 54, Luật Giáo dục năm 2005 thì Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lí các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, cơng nhận [30].
Khoản 3, điều 16, Điều lệ trường mầm non quy định: Hiệu trưởng phải là người có trình độ chuẩn được đào tạo là có bằng trung cấp sư phạm mầm non, có ít nhất 5 năm cơng tác liên tục trong giáo dục mầm non. Trường hợp do yêu cầu đặc biệt của công việc, người được bổ nhiệm hoặc cơng nhận là Hiệu trưởng có thể có thời gian cơng tác trong giáo dục mầm non ít hơn theo quy định; Đã hồn thành chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý; có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chun mơn, nghiệp vụ; có năng lực tổ chức, quản lý nhà trường, nhà trẻ và có sức khoẻ” [8].
“Phó Hiệu trưởng là người thực hiện và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về nhiệm vụ được hiệu trưởng phân công; cùng với hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được giao” [8].
Khoản 3, điều 17, Điều lệ trường mầm non quy định: “Phó Hiệu trưởng phải là người có bằng trung cấp sư phạm mầm non, có ít nhất 3 năm công tác liên tục trong giáo dục mầm non. Trường hợp do yêu cầu đặc biệt của cơng việc, người được bổ nhiệm hoặc cơng nhận phó hiệu trưởng có thể có thời gian cơng tác trong giáo dục mầm non ít hơn theo quy định; Có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chun mơn, nghiệp vụ; có năng lực quản lý nhà trường, nhà trẻ và có sức khoẻ” [8].