8. Cấu trúc của luận văn
3.2. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.2.1. Bảo đảm tính khoa học.
Theo chúng tơi, các biện pháp quản lý q trình giảng dạy GDQP-AN phù hợp với phƣơng thức đào tạo theo tín chỉ cần bảo đảm đƣợc tiến hành một cách khoa học, tức là phải dựa trên những tri thức của khoa học quản lý giáo dục, phải đƣợc xác định dựa trên một chu trình quản lý khép kín bao gồm các khâu cơ bản, mỗi khâu thể hiện một chức năng quản lý cụ thể. Đồng thời trên cơ sở nắm đƣợc các mối quan hệ qua lại giữa các chức năng quản lý, chủ thể, khách thể quản lý… để điều chỉnh hoạt động quản lý có hiệu quả.
3.2.2. Bảo đảm tính hệ thống đồng bộ.
Các biện pháp khi đề xuất phải bảo đảm tính đồng bộ, hỗ trợ lẫn nhau để từng bƣớc nâng cao chất lƣợng giảng dạy chƣơng trình GDQP-AN, tránh trƣờng hợp kết thúc thực hiện biện pháp này mới tiến hành thực hiện biện pháp khác hoặc thực hiện biện pháp này gây cản trở ảnh hƣởng đến kết quả thực hiện biện pháp khác.
Các biện pháp đƣợc xây dựng phải bảo đảm tính hệ thống, nghĩa là tổ chức thực hiện biện pháp này là cơ sở để thực hiện biện pháp khác và ngƣợc lại.
3.2.3. Bảo đảm tính thực tiễn.
Việc xây dựng các biện pháp quản lý quá trình giảng dạy GDQP-AN nhất thiết phải xuất phát từ thực tiễn tình hình đổi mới quản lý giáo dục Đại học nói chung, thực tiễn chuyển đổi phƣơng thức đào tạo tại ĐHQGHN nói riêng, đặc biệt là thực tiễn tại Trung tâm GDQG-AN.
* Thực tiễn về chuyên môn của đội ngũ giảng viên tại Trung tâm GDQP-AN.
- Về trình độ chun mơn: 100% giảng viên có trình độ cử nhân khoa học Quân sự, trong đó có 2/17 có trình độ Thạc sĩ, 2 giảng viên đang hồn thành khố học Thạc sĩ.
- Về trình độ sƣ phạm: 100% giảng viên có trình độ về nghiệp vụ sƣ phạm của giảng viên Đại học.
- Về công nghệ thông tin: 100% giảng viên có trình độ soạn thảo văn bản sử dụng giáo án điện tử, áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, tìm và khai thác tài liệu trên Intenet…Tuy nhiên giảng viên còn hạn chế về biên soạn giáo án điện tử, đặc biệt là bài giảng điện tử.
* Thực tiễn về nội dung, chương trình, giáo trình GDQP-AN.
Do tính chất đặc thù là môn học bắt buộc, cho nên chƣơng trình, nội dung GDQP-AN là chƣơng trình do liên bộ Quốc phịng-Cơng An-GD&ĐT
ấn định. Tuy đã đƣợc cập nhật và đổi mới, song nhiều nội dung chƣa thực sự phù hợp, thời lƣợng và kết cấu chƣơng trình chƣa thích hợp, khi áp dụng giảng dạy theo phƣơng thức tín chỉ cịn bất cập.
Trung tâm đã biên soạn 3 đầu giáo trình tƣơng ứng với 3 mơn học theo tín chỉ ngồi ra cịn biên soạn 2 bộ tài liệu tham khảo phục vụ tra cứu của sinh viên.
* Thực tiễn về cơ sở vật chất phục vụ dạy học GDQP-AN.
Phƣơng tiện giảng dạy của giảng viên, cơ sở vật chất, vũ khí trang bị phục vụ cho việc dạy- học hiện nay của Trung tâm cơ bản đáp ứng đƣợc lƣu lƣợng các đợt học GDQP-AN. Tuy nhiên trở ngại lớn nhất là Trung tâm chƣa có hệ thống giảng đƣờng riêng của mình, nhất là giảng đƣờng chuyên dùng; sân bãi học thực hành còn phân tán và nhỏ lẻ, việc luyện tập bị chi phối rất lớn bởi thời tiết khí hậu…Vì vậy ít nhiều ảnh hƣởng đến q trình học tập và rèn luyện của sinh viên.
Từ thực tiễn trên, các biện pháp đề xuất cần bảo đảm bảo tính khả thi, nghĩa là các biện pháp đề ra phải thu hút đƣợc sự tham gia đầy đủ của đội ngũ cán bộ, giảng viên, sinh viên với một tinh thần tự giác vƣợt qua mọi khó khăn để đạt đƣợc kết quả cao nhất.
3.3. Một số biện pháp quản lý quá trình giảng dạy GDQP-AN theo phƣơng thức tín chỉ.