8. Cấu trúc của luận văn
3.3.3. Hoàn thiện việc xây dựng kế hoạch dạy học và huấn luyện
* Mục đích, ý nghĩa của biện pháp.
Kế hoạch dạy - học và huấn luyện là cơ sở pháp lý cao nhất để Trung tâm, các Khoa và Bộ môn tổ chức quản lý điều hành và tổ chức giảng dạy. Kế hoạch đƣợc xây dựng khoa học, khả thi sẽ là tiền đề để nâng cao chất lƣợng, hiệu quả môn học.
* Nội dung của biện pháp.
- Kế hoạch dạy học và huấn luyện phải khoa học và khả thi thuận tiện cho các thành viên tham gia vào quá trình dạy học dễ dàng thực hiện.
- Kế hoạch phải bảo đảm thuận tiện cho quá trình quản lý và điều hành kế hoạch.
- Kế hoạch phải bảo đảm tính mềm dẻo và liên thơng.
* Cách thức thực hiện.
- Phịng đào tạo của Trung tâm có kế hoạch làm việc với đơn vị đào tạo (Trƣờng ĐHKHXH & NV) thống nhất lịch trình tổ chức giảng dạy các môn
học GDQP-AN trƣớc mỗi năm học và từng học kỳ. Lịch trình này phải coi trọng tính tiên quyết của từng mơn học.
- Phòng đào tạo phối hợp với đơn vị đào tạo, tổ chức cho sinh viên đăng ký học từng mơn học, sau đó ấn định số lƣợng các lớp môn học, thời gian, địa điểm cho từng lớp môn học của mỗi học kỳ.
- Tổ chức xây dựng thời khoá biểu với từng lớp học sau khi đã thống nhất với các khoa chuyên môn của Trung tâm.
- Công bố thời khoá biểu dạy học (lịch giảng dạy) theo lịch trình của đề cƣơng từng mơn học.
- Tổ chức đến hành giảng dạy.
- Các khoa chun mơn, các bộ mơn căn cứ vào thời khố biểu của trung tâm để xây dựng lịch trình giảng dạy của khoa, bộ môn và cá nhân các giảng viên. - Các khoa, bộ môn tiếp tục xây dựng kế hoạch chi tiết về kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo đề cƣơng môn học. Các điểm thành phần đến kiểm tra giữa kỳ, đến thi kết thúc môn học.
- Xây dựng kế hoạch dự giờ của cán bộ quản lý và giảng viên.
- Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra đào tạo việc chấp hành quy chế dạy học của giảng viên và sinh viên, nhất là kỷ luật theo trƣờng.