8. Cấu trúc của luận văn
3.3.2. Hoàn thiện mục tiêu, chương trình, nội dung và các hình thức tổ
chức GDQP-AN theo phương thức tín chỉ.
* Mục đích, ý nghĩa của biện pháp.
Mục tiêu là những yêu cầu về tri thức, kỹ năng, thái độ phải đạt đƣợc sau một giờ học, một bài học, một mơn học và cả chƣơng trình. Vì vậy, mục tiêu là cơ sở để lựa chọn nội dung bài giảng, các hình thức tổ chức giảng dạy và phƣơng pháp dạy học phù hợp.
Hoàn thiện mục tiêu tất yếu dẫn đến hồn thiện chƣơng trình, nội dung, các hình thức tổ chức dạy học, góp phần nâng cao chất lƣợng hiệu quả chƣơng trình GDQP-AN.
* Nội dung của biện pháp.
- Mục tiêu phải cụ thể và tƣờng minh tức là phải đo lƣờng và quan sát đƣợc. Mục tiêu phải phân định theo các bậc nhận thức, bậc kỹ năng và chú trọng vào bậc cao hơn hƣớng tới hình thành nhân cách tồn diện của sinh viên, đáp ứng nguồn lực xây dựng thành công và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Nội dung chƣơng trình phải bám sát mục tiêu của môn học, một mặt kế thừa phát huy truyền thống và nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc mặt khác phải bổ sung các yếu tố, đặc điểm của chiến tranh hiện đại, tác chiến công nghệ cao.
- Các hình thức tổ chức dạy học phải đa dạng linh hoạt, trú trọng và rèn luyện kỹ năng thực hành làm cho ngƣời học vừa thoải mái trong tiếp thu và làm chủ kiến thức vừa bảo đảm các quy định, quy chế về học tập theo phƣơng thức tín chỉ.
* Cách thức thực hiện.
- Về mục tiêu.
+ Về mục tiêu tổng quát của chƣơng trình mơn học GDQP-AN: thực hiện tốt mục tiêu tổng qt đƣợc xác định trong chƣơng trình mơn học do Bộ GD&ĐT quy định. Trung tâm giám sát thực hiện mục tiêu này.
+ Xác định rõ ràng mục tiêu riêng của từng mơn học trong chƣơng trình GDQP-AN với tƣ cách là 1 đơn vị kiến thức tƣơng đối hoàn chỉnh về từng lĩnh vực của GDQP-AN.
Môn học Đƣờng lối quân sự của Đảng (CME.1001) Môn học Công tác QP-AN (CME. 1002)
Môn học Quân sự chung, chiến thuật và kỹ thuật sử dụng súng tiểu liên AK (CME.1003)
Các Khoa, bộ môn xác định những mục tiêu cụ thể này.
+ Trên cơ sở mục tiêu của từng môn học, các giảng viên trong từng bộ môn xác định mục tiêu cụ thể, chi tiết cho từng bài học, giờ học phân theo từng cấp bậc tƣng ứng với các phƣơng pháp đƣợc lựa chọn để giảng dạy và lƣu vào hồ sơ môn học.
+ Thƣờng xuyên đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu thông qua kết quả học tập của sinh viên, từ đó hàng năm có sự bổ sung hồn chỉnh.
- Về chƣơng trình, nội dung.
+ Nội dung đƣợc biên soạn từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao. + Cập nhật thƣờng xuyên các quan điểm đƣờng lối QP-AN của Đảng, nhà nƣớc, hoàn thiện bổ sung nghệ thuật chiến tranh nhân dân, các phƣơng thức tác chiến của chiến tranh hiện đại.
+ Nội dung dạy học phải đƣợc quản lý về mặt chuyên môn, nghĩa là tổ bộ môn phải thống nhất về khối lƣợng kiến thức tối thiểu mà sinh viên cần đạt đƣợc đối với từng kỹ năng, nội dung. Việc cải tiến nội dung chƣơng trình phải đƣợc thông qua hội đồng khoa học của Trung tâm và đƣợc thử nghiệm giảng dạy, điều chỉnh, bổ sung kiến thức cũng nhƣ kỹ năng cần đạt đƣợc.
- Về các hình thức tổ chức dạy học.
+ Lý thuyết: Giảng viên lựa chọn các vấn đề cốt lõi và tìm các phƣơng pháp hợp truyền đạt cho sinh viên. Các vấn đề còn lại hƣớng dẫn để sinh viên tự học, tự nghiên cứu. Hƣớng dẫn các hình thức kiểm tra, đánh giá đối với các nội dung tƣơng ứng với từng tuần. Sinh viên nghe giảng, chuẩn bị theo hƣớng dẫn trong đề cƣơng, tìm đọc tài liệu để hoàn thành bài kiểm tra theo yêu cầu của giảng viên với từng nội dung của từng tuần học.
+ Xeminar là một hình thức tổ chức hiện giờ tín chỉ sau các giờ lý thuyết. Hình thức tổ chức này chủ yếu đƣợc thực hiện với môn CME1001 và CME 1002. Giảng viên cần định hƣớng trƣớc cho sinh viên về nội dung, yêu cầu cần đạt đƣợc. Sinh viên tự nghiên cứu, mở rộng đi sâu vận dụng vào thực tiễn và tự trình bày. Giảng viên đóng vai trò dẫn dắt, gợi mở, đánh giá và kết luận. Q trình Xemina phải làm cho buổi học sơi nổi, hấp dẫn, chấp nhận các ý kiến quan điểm trái ngƣợc phát huy tính dân chủ trong lĩnh hội kiến thức.
+ Thảo luận nhóm: Để thực hiện nội dung này, giảng viên phải chuẩn bị các vấn đề mang tính ứng dụng cao, có thể tiếp cận dƣới nhiều góc độ khác nhau và hƣớng dẫn các nhóm sinh viên thực hiện.
+ Thực hành, tập luyện: Giảng viên phải chú trọng thực hiện động tác mẫu rất chuẩn, tính mơ phạm cao, tổ chức phân chia luyện tập hợp lý, chú ý hình thức xoay vòng luyện tập. Quan điểm thực hiện là thực hành các kỹ năng quân sự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, sai đâu sửa đó, tập đâu chắc đó… Kết hợp giữa học tập và rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, xây dựng mơi trƣờng văn hố qn sự, phải bảo đảm đúng định mức vũ khí trang bị trên số lƣợng sinh viên của mỗi lớp học để bảo đảm chất lƣợng các nội dung thực hành.
+ Tự học, tự nghiên cứu: Để sinh viên có thể tự học, tự nghiên cứu có hiệu quả, tìm hiểu sâu hơn các vấn đề có liên quan đến mơn học, giảng viên phải chuẩn bị một loạt các vấn đề nghiên cứu trong môn học, nguồn học liệu, phƣơng pháp tự học tự nghiên cứu và yêu cầu cụ thể đối với hoạt động này.