1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà trường
1.2.3. Chức năng quản lý
Quản lý có 4 chức năng cơ bản, đó là: Kế hoạch hóa, tổ chức chỉ đạo - lãnh đạo, kiểm tra.
1.2.3.1. Kế hoạch hóa
Là một chức năng quản lý, nó có nghĩa là xác định mục tiêu, mục đích đối với thành tựu tương lai của tổ chức và các con đường, biện pháp, cách thức để đạt được mục tiêu, mục đích đó. Có 3 nội dung chủ yếu của chức năng kế hoạch hóa:
+ Xác định, hình thành mục tiêu (phương hướng) đối với tổ chức.
+ Xác định và đảm bảo về các nguồn lực của tổ chức để đạt được mục tiêu. + Quyết định những hoạt động cần thiết để đạt được mục tiêu đó.
1.2.3.2. Tổ chức
Khi người quản lý lập xong kế hoạch, họ cần phải chuyển hóa những ý tưởng khá trừu tượng ấy thành hiện thực. Một tổ chức lành mạnh sẽ có ý nghĩa quyết định đối với sự chuyển hóa như thế. Xét về mặt chức năng quản lý, tổ chức là quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm làm cho ta thực hiện thành công các kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức. Nhờ việc tổ chức có hiệu quả, người quản lý có thể phối hợp, điều phối tốt hơn các nguồn lực và nhân lực
thành tựu của một tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của người quản lý sử dụng các nguồn lực này sao cho có hiệu quả và có kết quả.
1.2.3.3. Lãnh đạo (chỉ đạo)
Sau khi kế hoạch đã được lập, có tổ chức thì phải có người đứng ra lãnh đạo và dẫn dắt tổ chức - lãnh đạo bao hàm việc liên kết, liên hệ với người khác, động viên họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu của tổ chức.
1.2.3.4. Kiểm tra
Là một chức năng quản lý thơng qua đó một cá nhân một nhóm hoặc một tổ chức theo dõi, giám sát các thành quả hoạt động và tiến hành những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết. Một kết quả hoạt động phải phù hợp với những chi phí bỏ ra, nếu khơng tương ứng thì phải tiến hành những hoạt động điều chỉnh, uốn nắn. Đó cũng là quá trình tự điều chỉnh diễn ra có tính chu kỳ như sau:
+ Người quản lý đặt ra những chuẩn mực thành đạt của hoạt động. + Người quản lý đối chiếu, đo lường kết quả với chuẩn mực đã đặt ra. + Người quản lý tiến hành điều chỉnh những sai lệch.
+ Người quản lý hiệu chính, sửa lại chuẩn mực nếu cần.