Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở trường PTDTNT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông huyện tủa chùa tỉnh điện biên trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 79 - 82)

PTDTNT THPT huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên trong bối cảnh đổi mới giáo dục

2.5.1. Những ưu điểm

Hiệu trưởng nhà trường đã thực hiện đầy đủ các khâu của quá trình quản lý. Hiệu trưởng cũng đã phổ biến đầy đủ các chỉ thị, thông tư, văn bản pháp quy chuyên môn của bậc học. Xây dựng một số quy chế trong nhà trường như quy chế làm việc của cơ quan, quy chế chi tiêu nội quy chế thi đua cán bộ giáo viên và nhân viên, tiêu chí thi đua các lớp với nhau.

Hiệu trưởng cũng có khả năng tốt trong công tác tổ chức cán bộ; Quan tâm tới giáo dục tồn diện và cũng là người có khả năng chun môn; Quan tâm tới việc xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học, giáo dục.

Nhiều giáo viên đạt trình độ chuẩn, tâm huyết với nghề; Một số giáo viên giỏi, có uy tín trước học sinh và với xã hội. Đa số học sinh có ý thức học tập, tu dưỡng rèn luyện đạo đức tốt.

2.5.2. Những khuyết điểm (hay những tồn tại)

Hiệu trưởng còn chưa quan tâm đúng mức tới việc tham mưu cấp trên tuyển chọn giáo viên có chất lượng. Điều đó dẫn đến đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đã được chuẩn hóa song về thực chất năng lực chun mơn cịn hạn chế, chưa gây được uy tín cho học sinh cũng như chưa được cha mẹ học sinh tin cậy. Giáo viên chưa tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy. Ý thức tự học của học sinh chưa cao nên khả năng tiếp thu kiến thức còn nhiều hạn chế. Trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học chưa được sử dụng thường xuyên, hiệu quả.

Phụ huynh học sinh (PHHS) chưa quan tâm đúng mức đến các em, còn mang nặng tư tưởng “giao khoán” con em cho nhà trường, nhiều phụ huynh học sinh ngơn ngữ phổ thơng cịn hạn chế nên việc trao đổi thông tin hai chiều giữa giáo viên và PHHS, giữa PHHS và giáo viên không thuận lợi. Giáo viên đa số hạn chế về tiếng dân tộc nên công tác quản lý học sinh và trao đổi phụ huynh học sinh gặp nhiều khó khăn.

2.5.3. Những thuận lợi

Về vị trí địa lý: Trường nằm ngay tại trung tâm thị trấn, tiện cho việc đi lại của giáo viên, sự giao lưu và hội nhập văn hóa của học sinh.

Về truyền thống nhà trường: Trường được thành lập sớm, có truyền thống dạy tốt, học tốt. Nhiều thế hệ học sinh của nhà trường rất thành đạt về mọi mặt đóng góp nguồn nhân lực đáng kể cho tỉnh và huyện.

Về đội ngũ giáo viên và học sinh: Giáo viên đạt chuẩn 100%. Học sinh vào trường có điểm tuyển đầu vào cao đảm bảo, phần lớn học sinh có đạo đức tốt, chịu khó học tập, biết khắc phục mọi khó khăn để học tập tốt. Trường được sự quan tâm đặc biệt của các cấp, các ngành như tỉnh, huyện và Sở GD&ĐT Điện Biên.

2.5.4. Những khó khăn

Đội ngũ giáo viên những năm gần đây không ổn định, nhiều giáo viên đang ở độ tuổi sinh đẻ hay cịn đi học. Tiêu chí lựa chọn giáo viên khơng có, chủ yếu là xin cho, giáo viên là người dân tộc thiểu số cịn nhiều nên khả năng thích ứng với điều kiện đổi mới còn hạn chế, chưa sáng tạo chủ động trong cơng việc.

Về phía học sinh, tuy được thi tuyển nhưng khả năng tư duy lại hạn chế, nhiều học sinh có điểm đầu vào thấp có những học sinh thi đầu vào mơn tốn hoặc lý được 0,5 điểm, thậm chí có em được 0,25 điểm cũng được theo học tại trường. Lý do, 100% học sinh là con em đồng bào các dân tộc thiểu số trong huyện và lại ở những vùng đặc biệt khó khăn, tuyển sinh lại chia theo xã. Môi trường xã hội phức tạp, ảnh hưởng của mặt trái kinh tế thị trường lớn. Tệ nạn xã hội đa dạng và nguy hiểm. Chế độ đãi ngộ cho đội ngũ nhà giáo chưa đủ để tạo động lực cho họ làm tốt hơn cơng tác giảng dạy, giáo dục của mình.

Tiểu kết chương 2

Qua khảo sát tìm hiểu thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học ở trường PTDTNT THPT huyện Tủa Chùa, tác giả nhận thấy:

Hiệu trưởng nhà trường đã thực hiện khá đầy đủ các khâu của quá trình quản lý, từ khâu lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo đến kiểm tra đánh giá. Hiệu trưởng cũng đã tìm kiếm những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Tuy nhiên những biện pháp đó cịn thiếu tính đồng bộ và chưa đi vào chiều sâu giúp tạo động lực cho giáo viên và học sinh nhà trường phát huy hơn nữa khả năng vốn có của mình. Đội ngũ giáo viên đủ về số lượng và đạt chuẩn một phần đã tạo được niềm tin cho học sinh nhưng chưa đủ để làm thỏa mãn họ. Việc đổi mới phương pháp dạy học còn hạn chế. Còn một số giáo viên vẫn chưa thực sự say mê với nghề nên tinh thần trách nhiệm chưa cao. Từ việc tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng của việc quản lý hoạt động dạy học ở trường PTDTNT THPT huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên, tác giả nhận thấy được những ưu điểm, tồn tại, thuận lợi, khó khăn của nhà trường. Qua đó đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học góp phần nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng mục tiêu toàn diện trong giai đoạn hiện nay.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Ở TRƯỜNG PTDTNT THPT HUYỆN TỦA CHÙA TỈNH ĐIỆN BIÊN TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông huyện tủa chùa tỉnh điện biên trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)