1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà trường
1.2.4. Nội dung quản lý nhà trường
Nội dung công tác quản lý giáo dục trong nhà trường bao gồm:
- Quản lý toàn bộ cơ sở vật chất và thiết bị nhà trường nhằm phục vụ tốt nhất cho việc giảng dạy, học tập và giáo dục học sinh.
- Quản lý tốt nguồn tài chính hiện có của nhà trường theo đúng nguyên tắc quản lý tài chính của Nhà nước đồng thời thực hiện xã hội hóa giáo dục, động viên, thu hút các nguồn tài chính khác nhằm xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ các hoạt động giáo dục và dạy học.
- Quản lý đội ngũ các thầy giáo, cán bộ công nhân viên và tập thể học sinh thực hiện tốt các nhiệm vụ trong chương trình cơng tác của nhà trường.
- Quản lý tốt các hoạt động chun mơn theo chương trình giáo dục của Bộ Giáo dục và nhà trường. Thực hiện nghiêm túc chương trình, đổi mới phương pháp giáo dục, đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy học.
- Quản lý tốt việc học tập của học sinh. Quản lý học sinh bao hàm cả quản lý thời gian và chất lượng học tập, quản lý tinh thần, thái độ và phương pháp học tập.
- Quản lý việc kiểm tra và đánh giá.
- Quản lý việc chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của tập thể giáo viên, công nhân viên của nhà trường.
Quản lý nhà trường là phải quản lý toàn diện nhằm hoàn thiện và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ một cách hợp lý, khoa học và hiệu quả. Thành công hay thất bại của nhiệm vụ đổi mới nâng cao hiệu quả giáo dục trong nhà trường phụ thuộc rất lớn vào điều kiện cụ thể của nhà trường. Vì vậy muốn thực hiện có hiệu quả cơng tác giáo dục, người quản lý phải xem xét đến những điều kiện đặc thù của nhà trường, phải chú trọng tới việc đổi mới công tác quản lý giáo dục để quản lý có hiệu quả các hoạt động trong nhà trường.
Trong quản lý nhà trường thì quản lý trường THPT là vấn đề tất yếu được đặt ra và nếu trường THPT là một cơ sở giáo dục thì quản lý trường phổ thông được hiểu là quản lý giáo dục theo nghĩa hẹp.
Như chúng ta đã biết, trong các trường học, đặc biệt là trường THPT thì hoạt động chun mơn là hoạt động trọng tâm. Vì thế, có ý kiến cho rằng: Quản lý trường phổ thơng là quản lý hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn của giáo viên, tức là đưa hoạt động đó từ trạng thái này đến trạng thái khác để dần dần tiến tới mục tiêu giáo dục, mà mục tiêu giáo dục của bậc THPT là một mục tiêu kép: Vừa chuẩn bị kiến thức cho học sinh vào đại học, vừa chuẩn bị cho các em các kỹ năng, năng lực cần thiết, tính tự chủ trong lao động điều đó có nghĩa là khác nhiều so với bậc THCS. Đối với học sinh THPT thì ngồi trang bị kiến thức cho các em thì việc hình thành cho các em phương pháp học tập, khả năng tư duy, khả năng thích ứng với cuộc sống cũng là một vấn đề quan trọng. Vì thế vấn đề đặt ra đối với việc quản lý trường THPT chính là: Người quản lý (chủ thể quản lý) tác động như thế nào vào các thành tố của hệ thống giáo dục, nhằm đem lại kết quả như mong muốn. Tác giả cho rằng đây thực sự là vấn đề khó khăn. Khó khăn khơng chỉ bởi công tác quản lý là một cơng tác mang tính khoa học, đồng thời ở một khía cạnh nào đó cũng mang tính
nghệ thuật, mà cịn bởi trong sự phát triển nhanh chóng của xã hội ngày nay thì đổi mới giáo dục phổ thông, để đạt được mục tiêu giáo dục không phải là việc dễ dàng. Hơn thế, dù giáo dục phổ thông là một lĩnh vực trong nhiều năm qua đã được Đảng và Nhà nước quan tâm song những bất cập của nó về quản lý, về đội ngũ giáo viên, về cơ sở vật chất cũng bị lộ rõ. Bởi những lẽ đó tác giả cho rằng, quản lý nhà trường THPT là điều kiện mang tính quyết định để nâng cao chất lượng giáo dục.
Có thể thấy, nếu hoạt động trọng tâm của trường THPT là hoạt động chun mơn thì để đạt được mục tiêu giáo dục, người quản lý cần chú trọng đến việc quản lý hoạt động chun mơn của người giáo viên. Bởi muốn có trị giỏi trước tiên phải có thầy giỏi và người chính là người “kiến thiết” giờ dạy, định hướng việc học tập cho học sinh. Trong quá trình tìm hiểu các cơng trình nghiên cứu về quản lý giáo dục tác giả nhận thấy: Các nhà nghiên cứu giáo dục nước ngoài cũng như Việt Nam đã nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp quản lý của Hiệu trưởng. Có một số tác giả đề cập tới chất lượng dạy học của bậc THPT nhưng lại thiên về vấn đề cải tiến phương pháp dạy học bộ môn mà chưa đề cập một cách sâu sắc đến các biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Như vậy, quản lý trường THPT là tập hợp các tác động tối ưu sự công tác, tham gia hỗ trợ, phối hợp, huy động, can thiệp của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và cán bộ công nhân viên nhằm tận dụng các nguồn lực sẵn có, nhà nước đầu tư, lực lượng xã hội đóng góp nhằm đạt được mục tiêu. Quản lý nhà trường là một hoạt động được thực hiện trên cơ sở những quy luật chung của quản lý, đồng thời cũng có những nét đặc thù riêng của nó. Quản lý nhà trường khác với các loại quản lý xã hội khác, được quy định bởi bản chất hoạt động sư phạm của người giáo viên, bản chất của quá trình dạy học, giáo dục trong đó mọi thành viên của nhà trường vừa là đối tượng quản lý vừa là chủ thể hoạt động của bản thân mình. Sản phẩm tạo ra của nhà trường là nhân cách của người học được hình thành trong quá trình học tập, tu dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu của xã hội và được xã hội thừa nhận.