1.3. Hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học
1.3.1. Khái niệm hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học
1.3.1.1. Khái niệm về hoạt động dạy học
Nhiều nhà khoa học đã tiếp cận khái niệm dạy học từ cơ sở của lý luận của quá trình giáo dục tổng thể. Mặt khác, xét quan hệ giữa các thành tố cấu trúc của hoạt động, một số tác giả đã luận giải về nội hàm của khái niệm dạy học từ những góc độ khoa học khác nhau như: giáo dục học, tâm lý học, điều khiển học...
- Tiếp cận dạy học từ góc độ giáo dục học ''Dạy học – một trong các bộ phận của q trình tổng thể giáo dục nhân cách tồn vẹn - là quá trình tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh nhằm truyền thụ và lĩnh hội tri thức khoa học, những kỹ năng và kỹ xảo hoạt động nhận thức và thực tiễn, để trên cơ sở đó hình thành thế giới quan, phát triển năng lực sáng tạo và xây dựng phát triển các phẩm chất của nhân cách người học theo mục đích giáo dục'' [21, tr.22]
Như vậy, dạy học là khái niệm chỉ quá trình hoạt động chung của người dạy và người học.
- Dạy trong nhà trường chủ yếu dạy cho con người những tri thức khoa
học, hình thành những năng lực người ở trình độ cao. Dạy thường ngày cũng dạy cho mỗi cá thể những năng lực người để tồn tại trong cuộc sống xã hội. Việc dạy trong nhà trường giúp cho mỗi cá nhân lĩnh hội được tri thức một cách hệ thống, khoa học và họ được đào tạo theo một phương thức đặc biệt và người dạy là người có trình độ chun mơn, nghiệp vụ sư phạm. Vì vậy khi nói tới hoạt động dạy học chúng ta hiểu là dạy học theo phương thức nhà trường.
Như vậy, trong nhà trường, dạy học cũng chính là con đường giáo dục
quan trọng, góp phần thực hiện các nhiệm vụ giáo dục cơ bản khác. Đó là cơ sở
khoa học để thấu hiểu ý nghĩa sâu xa của việc cần và có thể thơng qua dạy chữ
để dạy người và của câu phương ngơn nhân bất học, bất tri lý.
Tóm lại, Hoạt động dạy học là hoạt động chuyên biệt của người dạy
(người được đào tạo nghề dạy học), là quá trình tổ chức và điều khiển hoạt động học của trẻ nhằm giúp họ lĩnh hội nền văn hóa xã hội, tạo ra sự phát triển tâm lý, hình thành và hồn thiện nhân cách bản thân trẻ [20, tr39].
- Tiếp cận dạy học từ góc độ điều khiển học: ''Dạy học là q trình cộng tác giữa thầy và trò nhằm điều khiển - truyền đạt và tự điều khiển - lĩnh hội tri thức nhân loại nhằm thực hiện mục đích giáo dục”[10, tr.51].
Hoạt động dạy học là sự tổ chức, điều khiển tối ưu quá trình học sinh lĩnh hội tri thức, hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Vai trò chủ đạo của hoạt động dạy với ý nghĩa là tổ chức và điều khiển quá trình học tập của học sinh, giúp cho họ nắm được kiến thức, hình thành kỹ năng, thái độ. Hoạt động dạy học có chức năng kép truyền đạt và điều khiển. Nội dung dạy học được thực hiện trong một mơi trường thuận lợi, chính là nhà trường, ở đó được thực hiện một nội dung chương trình qui định, phù hợp với từng lứa tuổi.
Hoạt động dạy của giáo viên thực chất gồm hai hoạt động :
- Giáo viên nghiên cứu nội dung sách giáo khoa, trình độ học sinh, điều kiện của giáo viên, tài liệu tham khảo, nắm vững các phương pháp dạy, lựa chọn phương pháp dạy phù hợp với các điều kiện trên. Trên cơ sở đó giáo viên xây dựng một phương án thích hợp nhất để dạy từng bài cụ thể cho từng lớp.
- Giáo viên phối hợp hoạt động với học sinh trên lớp, đây là quá trình giảng dạy của giáo viên. Giáo viên nêu vấn đề, giảng dạy kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng, củng cố kiến thức, hướng dẫn học sinh tự học. Trong quá trình giảng dạy, các hoạt động của giáo viên được phối hợp nhịp nhàng với hoạt động của học sinh. Giáo viên càng tăng cường việc hướng dẫn chỉ đạo thì học sinh càng có nhiều thời gian hoạt động tìm hiểu kiến thức, rèn luyện kỹ năng thực hành.
1.3.1.2. Khái niệm quản lý hoạt động dạy học
Trong trường học mọi hoạt động đều hướng vào phục vụ hoạt động dạy học và quản lý trường học trọng tâm là quản lý hoạt động dạy học.
Quản lý dạy học là quản lý một hoạt động với tư cách là một hệ thống toàn vẹn, bao gồm các nhân tố cơ bản: mục đích, nhiệm vụ, nội dung dạy học, thầy với hoạt động dạy, trò với hoạt động học, các phương pháp và các phương tiện dạy học, các hình thức tổ chức dạy học, phương thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
Theo tác giả Đỗ Ngọc Bích ''Quản lý q trình dạy học là một bộ phận cấu thành chủ yếu của toàn bộ hệ thống quản lý quá trình GD&ĐT trong trường học. Quá trình thực hiện các chức năng tổng hợp, phát triển nhân cách, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài''. [4, tr.41]
Bản chất của quá trình dạy học là sự thống nhất biện chứng của dạy và học được thể hiện bằng sự hợp tác giữa dạy và học theo logic khách quan của nội dung.
Như vậy quản lý hoạt động dạy học là quản lý hoạt động sư phạm của
người thầy và hoạt động học tập rèn luyện của trị, để hình thành và phát triển nhân cách học sinh.