CBQL ở một trường THCS bao gồm có HT và một số phó HT. Nhiệm kỳ của HT, Phó HT là 5 năm, thời gian đảm nhận chức vụ HT không quá 2 nhiệm kỳ ở một trường trung học. Tập hợp CBQL trong một trường thì gọi là đội ngũ cán bộ của trường đó.
1.3. Bồi dưỡng năng lực quản lý của HT trường THCS theo chuẩn Hiệu trưởng trưởng
1.3.1. Tác động của chuẩn Hiệu trưởng trong việc bồi dưỡng năng lực quản lý của HT trường THCS quản lý của HT trường THCS
Phát triển đội ngũ CBQL ở các nhà trường phổ thơng nói chung và ở cấp THCS nói riêng cần hướng đến ba nội dung, đó là: đủ về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng và đồng bộ cơ cấu. Số lượng CBQL nhìn trên sự điều hành vĩ mô phải cân đối với số lượng đội ngũ giáo viên trong toàn thành phố. Đáp ứng được những yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục đặt ra trong tình hình mới.
Số lượng CBQL nhìn trên sự điều hành vi mơ (trong một nhà trường) tính theo số lớp của trường đó. Theo thông tư Số 35/2006/TTLT-BGDĐT- BNV ngày 23 tháng 8 năm 2006 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ “Hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thơng cơng lập”{42} thì tùy theo từng vùng trung du, đồng bằng, thành phố, miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, căn cứ vào số lớp, các trường phổ thông được phân thành từng hạng, bao gồm hạng I, hạng II và hạng III. Biên chế CBQL của mỗi trường trung học cơ sở gồm có một HT và một số phó HT, cụ thể là trường hạng 1 có khơng quá 2 phó HT; trường hạng 2, hạng 3 có 1 phó HT. Theo đó thì nhìn cục bộ ở các nhà trường thuộc từng vùng, từng cụm khác nhau trong địa bàn một thành phố có nơi cịn chưa cân đối, mặc dù nhìn trên tồn cục có thể số lượng CBQL giáo dục của một thành phố về cơ bản đã đủ về số lượng.
Vấn đề này đỏi hỏi khâu luân chuyển, điều động và bổ nhiệm CBQL cần giải quyết một cách hợp lý, khoa học làm giảm sự mất cân đối trên.
Chuẩn về chất lượng đội ngũ CBQL cấp THCS hiện nay được đánh giá theo các khía cạnh: có phẩm chất đạo đức(đặc biệt là đạo đức, tư cách người thầy) trong sáng, có phẩm chất chính trị tốt, có hiểu biết về pháp luật, vững vàng về chun mơn nghiệp vụ, có năng lực quản lý, có tác phong làm việc khoa học.
Phát triển đội ngũ CBQL cấp THCS nhằm đạt tới sự tương thích, hài hịa về giới, tương thích giữa các bộ mơn của HT và phó HT trong cùng một nhà trường cũng như trên bình diện tồn thành phố, tương thích về độ tuổi, tương thích về năng lực quản lý v.v.
Trong phạm vi thành phố, công tác phát triển đội ngũ CBQL cấp THCS cần vận dụng các chức năng của quản lý đó là kế hoạch, tổ chức-chỉ đạo và kiểm tra vào ba nội dung chủ yếu của công tác phát triển đội ngũ CBQL đó là: số lượng, chất lượng và cơ cấu.
Khâu kế hoạch cần lưu ý: tính tốn quy mơ phát triển giáo dục THCS của thành phố theo số lượng học sinh, số lớp của từng trường từ đó phân hạng các trường, từ đó tính ra số lượng CBQL cần có. Căn cứ vào số CBQL đang có và xác định số CBQL sẽ về hưu, thuyên chuyển để lập kế hoạch bổ sung CBQL cho từng năm. Bên cạnh đó cần dự báo quy mơ phát triển giáo dục THCS theo từng giai đoạn, từ đó làm cơ sở cho cơng tác quy hoạch đội ngũ CBQL...
Đối với khâu tổ chức-chỉ đạo cần lưu ý khâu tuyển chọn, sàng lọc. Khâu này liên quan đến cả việc tuyển dụng đội ngũ giáo viên cho các trường THCS trên địa bàn tồn thành phố. Bởi vì đội ngũ giáo viên là nguồn bổ sung chủ yếu cho đội ngũ CBQL của các nhà trường trong ngành học. Dựa trên thành tích cơng tác của đội ngũ giáo viên các nhà trường THCS, hàng năm Phòng GD&ĐT lập kế hoạch quy hoạch đội ngũ CBQL cho các ngành học, trên cơ sở số lượng CBQL ở các nhà trường Phòng GD&ĐT tham mưu cho UBND thành
phố bổ nhiệm, luôn chuyển và sắp xếp CBQL ở cấp THCS sao cho phù hợp với đặc điểm thực tế của các nhà trường.
Song song với công tác quy hoạch, bổ nhiệm và luôn chuyển CBQL, cần tập trung tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về pháp luật cho đội ngũ CBQL, làm tăng cường tính kỷ cương sư phạm trong các nhà trường. Bên cạnh đó cũng cần có chính sách bồi dưỡng đội ngũ qua công tác bồi dưỡng chuyên môn, từng bước đưa đội ngũ CBQL trường THCS vào chuẩn hóa, cùng góp phần quan trọng vào việc thực hiện các quy tắc sư phạm theo mục tiêu giáo dục của ngành học.
Công tác kiểm tra cần phải thường xuyên rà soát số lượng đội ngũ CBQL ở các trường đã đủ theo tiêu chuẩn, yêu cầu của trường đó chưa. Nếu thiếu phải có kế hoạch bổ sung. Nếu thừa phải giải trình, đề nghị cấp trên thuyên chuyển để cân đối số lượng CBQL giữa các nhà trường. Cơng tác này địi hỏi thực hiện một cách khoa học, tránh làm xáo trộn tổ chức bộ máy trong nhà trường.
Phòng Giáo dục và Đào tạo cần tăng cường kiểm tra các hoạt động của các nhà trường nói chung và trường THCS nói riêng, qua đó tác động vào công tác quản lý điều hành của đội ngũ CBQL ở các nhà trường. Đồng thời qua công tác kiểm tra cũng nhận thấy được tính cân đối trong cơ cấu đội ngũ CBQL ở các nhà trường, từ đó có kế hoạch và các giải pháp điều chỉnh.
Ngồi việc chú ý đến số lượng, chất lượng, cơ cấu của đội ngũ CBQL còn chú ý đến tính đồng thuận của đội ngũ CBQL ở trong cùng một nhà trường. Mặc dù quản lý sự xung đột đối với công tác quản lý một tổ chức là tính tất yếu, nhưng cần phải nhắc tới tính đồng thuận của đội ngũ CBQL nói riêng và đồng thuận trong tập thể sư phạm nhà trường nói chung. Để cho nhà trường tồn tại và phát triển cần phải tạo ra sự dung hợp tâm lý giữa các cá nhân với tập thể sư phạm và trong nội bộ Ban giám hiệu, với công việc, với các đồng nghiệp. Tính đồng thuận của đội ngũ CBQL trong cùng một nhà
trường có ý nghĩa rất quan trọng, bởi lẽ, sự đồng thuận giúp cho việc thực hiện các mục tiêu giáo dục trong nhà trường một cách thuận lợi, tạo nên bầu khơng khí phấn khởi, làm tăng tinh thần đồn kết tập thể, khơi dậy được tinh thần trách nhiệm và sự cống hiến của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Nội bộ Ban giám hiệu phát huy được tình đồn kết của mỗi cán bộ, giáo viên trong tập thể sư phạm nhà trường là cơ sở rất quan trọng để hướng tới mục tiêu xây dựng tập thể sư phạm trong nhà trường trở thành tập thể biết học hỏi. Người HT giỏi khơng phải là người có tham vọng tìm cách giỏi hơn giáo viên mà phải là người biết sư dụng các thầy giáo giỏi.
1.3.2. Vai trò của Phòng Giáo dục và đào tạo trong việc bồi dưỡng năng lực quản lý của HT trường THCS theo chuẩn lực quản lý của HT trường THCS theo chuẩn
Theo Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ “Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh”, và Thông tư liên tịch số 35/2008/TTLT- BGDĐT-BNV ngày 14 tháng 7 năm 2008 của liên Bộ GD&ĐT và Bộ nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp tỉnh Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp thành phố thì Phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên mơn thuộc UBND cấp thành phố, có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực giáo dục và đào tạo; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ theo quy định của pháp luật...
Phịng Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm giúp UBND cấp thành phố quản lý công tác chuyên môn, nghiệp vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, nhân sự, tài chính, tài sản, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức và các hoạt động khác của các trường Mầm non, trường tiểu học, trường THCS, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường bồi dưỡng CBQL giáo dục thành phố theo quy định của pháp luật. Hướng dẫn, kiểm tra
các cơ sở giáo dục, đào tạo công lập thuộc phạm vi quản lý của thành phố xây dựng kế hoạch biên chế sự nghiệp hàng năm để UBND cấp thành phố trình cấp có thẩm quyền quyết định. Nội dung của hoạt động phát triển đội ngũ CBQL trường trung học cơ sở bao gồm: quy hoạch về cơ cấu, số lượng, chất lượng, các bộ môn hợp lý; tuyển chọn; đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ năng lực; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ln chuyển và tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển đội ngũ CBQL [9,24].
Từ thực trạng tình hình đội ngũ CBQL trên địa bàn toàn thành phố, lập kế hoạch dự báo, Phòng GD&ĐT tiến hành quy hoạch đội ngũ CBQL cấp trung học cơ sở sao cho đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo tính phát triển kế thừa, đủ số lượng, cân đối về trình độ. Bố trí hợp lý, sắp xếp khoa học, thuận lợi về đi lại cho đội ngũ, đồng thời phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của các vùng trong thành phố.