2.5. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực cho HT các trường
2.5.2. Tổ chức và chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng cho HT theo chuẩn
Điều đáng quan tâm nhất trong tổ chức công tác bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý tại địa bàn thành phố Việt Trì là triển khai tồn bộ nội dung đã được tiếp thu từ cơ quan quản lý cấp trên. Công tác tổ chức chưa quan tâm đúng mức tới việc phân tích đối tượng được bồi dưỡng để lựa chọn nội dung phù hợp, tình trạng có những đối tượng nghe một nội dung bồi dưỡng nhiều lần, dẫn đến nhàm chán. Chương trình bồi dưỡng chưa đảm bảo tính cân đối, hợp lý, nặng về phần lý thuyết, hạn chế phần thực hành, giải quyết tình huống.
2.5.2.1. Đối tượng được tham dự các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do Phòng GD&ĐT triệu tập (50-60 người/lớp/năm) là CBQL các trường THCS. 2.5.2.2. Về báo cáo viên:
Đội ngũ báo cáo viên của các lớp bồi dưỡng là báo cáo viên của Phòng GD&ĐT thành phố. Đây là đội ngũ báo cáo viên cơ bản được tham gia bồi dưỡng từ Sở GD&ĐT, có trình độ đào tạo trên chuẩn. Song thực tế là một giảng viên, kinh nghiệm và hiểu biết thực tế về quản lý, chỉ đạo trong các nhà trường còn hạn chế, thiếu những kiến thức thực tiễn để minh họa trong quá trình bài giảng.
2.5.2.3. Hình thức bồi dưỡng:
- Thuyết trình các nội dung theo kế hoạch - Thảo luận về các chỉ tiêu đã đề ra
- Tổ chức tham quan học tập, thăm lớp, dự giờ một số trường THCS trọng điểm về từng nội dung mà có liên quan đến nội dung của lớp bồi dưỡng.
Các lớp bồi dưỡng chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình, thiếu tài liệu tham khảo, một tình trạng chung tài liệu trong các lớp bồi dưỡng chuyên môn đều do báo cáo viên biên soạn trên cơ sở nội dung của các lớp bồi dưỡng do các cấp quản lý cấp trên tổ chức. Các nội dung bồi dưỡng không được kiểm chứng trong thực tiễn một cách kỹ lưỡng. Vì vậy, người tổ chức không nắm được mức độ hài lịng hay khơng hài lịng về chương trình bồi dưỡng đối với người được bồi dưỡng; không nắm được như cầu và nguyện vọng muốn năm bắt nội dung bồi dưỡng của họ.
Như vậy, công tác tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý được tiến hành mang tính chất truyền thống, chưa đáp ứng được giữa cung và cầu của chủ thể quản lý và người tiếp nhận. Những khó khăn, vướng mắc nảy sinh từ hoạt động thực tiễn các cơ sở giáo dục THCS cần được tháo gỡ, giải đáp không nằm trong kế hoạch nội dung bồi dưỡng, không được giải quyết. Nhiều
vấn đề băn khoăn, thắc mắc của CBQL THCS cần được cơ quan quản lý chun mơn giải thích thấu đáo, nhất là các lĩnh vực chun mơn. Vì vậy, sau khi tham dự lớp bồi dưỡng về, nhiều CBQL trường THCS vẫn lúng túng trong quá trình quản lý và xử lý, giải quyết một số vấn đề.