Đặc điểm đặc thù địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực hiệu trưởng trường trung học cơ sở thành phố việt trì, tỉnh phú thọ theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 48 - 51)

1.5. Những yếu tố tác động tới việc bồi dưỡng năng lực quản lý của HT

1.5.3. Đặc điểm đặc thù địa phương

Công tác phát triển đội ngũ CBQL giáo dục trường THCS có tính chất quyết định đối với sự ổn định và phát triển của mỗi nhà trường THCS ở từng địa phương. Vì đây là cơng tác đối với con người nên trong quá trình sử dụng cán bộ, dù dưới hình thức nào, các cán bộ tổ chức bộ phận hay người lãnh đạo đều ít nhiều chịu sự tác động của hang loạt những yếu tố tâm lý xã hội của địa phương và những“ sức ép” khác nhau thường dẫn đến kết quả là xa rời nguyên tắc cơ bản của công tác tổ chức cán bộ: Mục tiêu – Tổ chức – Con người.

Sự ảnh hưởng trước tiên đến công tác lựa chọn cán bộ là ảnh hưởng của giá trị “thân quen”. Trong truyền thống, giá trị thân quen có ảnh hưởng khơng nhỏ đến con người Việt Nam.

Trong xã hội phong kiến đã diễn ra hiện tượng “một người làm quan, cả họ được nhờ”. Những mối liên hệ về dòng tộc, làng xã, đồng hương hay “cùng hội,cùng thuyền”; “con ông, cháu cha” là những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến suy nghĩ và hành động của con người khi lựa chọn cán bộ.

Gắn liền với “thân quen - quan hệ tốt” là “chủ quan duy tình”, “yêu nên tốt, ghét nên xấu”. Trên thực tế, khi giải quyết vân đề gì người ta thường nhấn mạnh đến sự kết hợp hài hòa, đúng đắn giữa lý và tình; song khơng phải lúc nào cũng đảm bảo được nguyên tắc ấy. Tuy nhiên, trong những tình huống cụ thể, đơi khi vì tình cảm thân quen, vì“chủ nghĩa địa phương” mà dẫn đến hiện tượng tình cảm lấn át lý trí, “ phép vua thua lệ làng ” hay coi thường luật pháp. Vì vậy, không hiếm trường hợp thân quen mà người ta bầu nhau, bổ nhiệm nhau chứ không dựa trên các tiêu chuẩn đức và tài của người được lựa chọn.

Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần chỉ ra những ảnh hưởng tiêu cực của yếu tố tâm lý này. Người nhắc nhở cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo cần tránh:

(1) Ham dùng người bà con, anh em quen biết, bầu bạn, cho họ là chắc chắn hơn người ngoài.

(2) Ham dùng những kẻ khéo nịnh hót mình, mà chán ghét những người chính trực.

(3) Ham dùng những người tính tình hợp với mình, mà tránh những người tính tình khơng hợp với mình.

Yếu tố thứ ba ảnh hưởng đến cơng tác cán bộ đó là quan niệm như là thói quen ăn sâu, bám rễ vào tiềm thức mỗi người kể cả trong ngành cũng như ngoài ngành giáo dục; và vơ hình dung tạo nên một“sức ép tâm lý” có tính tự thân. Người ta thấy khó chấp nhận, cho là việc khơng bình thường khi một CBQL ở một nhà trường lại chuyển sang làm giáo viên, hay chuyển từ HT sang làm phó HT. Nguyên tắc có lên có xuống; có bổ nhiệm, có miễn nhiệm cán bộ trong một chừng mực nào đó vẫn khó được chấp nhận khơng chỉ đối với bản thân người CBQL mà cịn cả với những người làm cơng tác tổ chức và dư luận tập thể. Dư luận tập thể, xã hội còn sai lệch trước hiện tượng

một CBQL lại chuyển sang làm giáo viên, phần lớn cho là bị kỷ luật, yếu kém.

Chủ nghĩa kinh nghiệm “sống lâu lên lão làng” cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến việc bố trí, lựa chọn cán bộ. Thâm niên và kinh nghiệm là rất cần thiết, song nó khơng tỉ lệ thuận với phẩm chất và năng lực của cán bộ, giáo viên. Thực tiễn cho thấy vẫn cịn hiện tượng khó chấp nhận một cán bộ, giáo viên trẻ lại được bổ nhiệm vào cương vị quản lý một nhà trường mà ở đó có nhiều người tuổi cao, có bề dày kinh nghiệm và cống hiến. Việc bố trí cán bộ, giáo viên ba thế hệ vẫn cịn những khó khăn chưa giải quyết được. Cần khắc phục một số yếu tố tâm lý tiểu nông tiêu cực như: bon chen, đố kỵ, không muốn người khác hơn mình; tâm lý tự do, tùy tiện, qua loa, đại khái, thiếu trách nhiệm, thiếu quyết đốn; trơng chờ trong công tác sử dụng cán bộ. Đặc biệt cần khắc phục tâm lý cục bộ địa phương khi bố trí, sử dụng cán bộ

Một yếu tố nữa có ảnh hưởng đến công tác lưa chọn, bố trí CBQL trường THCS đó là tâm lý vị đồng tiền, dùng đồng tiền để chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ; mua bằng cấp, mua danh, bán tước. Nhất là trong điều kiện, tác động của cơ chế thị trường và việc mở rộng các cơ chế, hình thức đào tạo hiện nay thì hiện tượng đua nhau đi học để có tấm bằng đáp ứng chuẩn để thăng quan tiến chức chứ không phải đi học là để nâng cao trình độ nhằm mục tiêu cống hiến vì sự nghiệp; trong quá trình học thì mua bằng cấp, mua điểm ngay trong quá trình học tập của các sinh viên, cán bộ ngay trong mỗi nhà trường, thậm chí mua trắng bằng cấp mà khơng cần tham gia học tập mà vẫn có được tấm bằng đáp ứng được yêu cầu chuẩn để chạy chức, chạy quyền...

Khắc phục các yếu tố ảnh hưởng trên cần có nhiều giải pháp mang tính đồng bộ, song trước mắt cần dân chủ, khách quan trong công tác quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm và luân chuyển CBQL, sớm xây dựng được cơ chế mới trong sử dụng cán bộ, sử dụng nhân tài đảm bảo tính khách quan, đúng quy trình. Lựa chọn và sử dụng cán bộ có đạo đức, có năng lực đáp ứng với

nhiệm vụ được giao vừa là một yêu cầu, vừa là một nguyên tắc sử dụng cán bộ của Đảng và Nhà nước ta. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng cộng sản Việt Nam xác định: “Bố trí và sử dụng cán bộ phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn và sở trường. Đề bạt, bổ nhiệm đúng lúc, giao việc đúng tầm, thay thế kịp thời khi cần thiết. Xây dựng quy chế bầu cử có nhiệm kỳ, bổ nhiệm có thời hạn. Có chế độ cho cán bộ được từ chức hoặc rút chức để nhận cơng việc thích hợp. Xây dựng quy chế tuyển chọn cán bộ, tuyển chọn nhân tài”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực hiệu trưởng trường trung học cơ sở thành phố việt trì, tỉnh phú thọ theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)